Khám phá văn hóa Phan Thiết đặc trưng: lễ hội, kiến trúc, con người

Khám phá văn hóa Phan Thiết đặc trưng: lễ hội, kiến trúc, con người

Du lịch trong nước Việt Nam thật may mắn thay sở hữu một hành trình tuyệt vời mang tên “Hành trình di sản di sản miền Trung”. Điều này cũng đủ chứng minh rằng, xuyên suốt chiều dài miền đất yêu dấu “khúc ruột miền Trung” ấy là cả một kho tàng văn hóa có giá trị. Và điều đó được tụ họp vào bài viết – Khám phá văn hóa Phan Thiết đặc trưng: lễ hội, kiến trúc, con người.

Nơi đây không chỉ ấn tượng bởi cồn cát phủ đầy nắng và gió, bãi biển mang vẻ đẹp ngây thơ trong trẻo và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại du lịch Phan Thiết – Mũi Né,… mà nơi đây lấy được lòng du khách bởi chính những nét quyến rũ của văn hóa “miền đất hứa”. Một thứ văn hóa mang tên Phan Thiết!

Văn hóa Phan Thiết

Trước hết, cẩm nang du lịch Phan Thiết – Mũi Né sẽ giải thích cho bạn hiểu tại sao nơi đây lại có một nét văn hóa được gọi tên là Phan Thiết. Sở dĩ, vùng đất Bình Thuận là một trong những vương quốc Chăm pa cổ và vì vậy nên cái tên Phan Thiết cũng không thuần việt mà vốn là của người Chăm. Nằm trong cùng một lãnh thổ của Phan Rang, Phan Rí, và Phan Thiết, thì người Chăm dường như đã ưu ái cho miền đất cồn cát Phan Thiết được tự do khám phá những nền văn hóa khác để sánh tầm với bạn bè năm châu.

Văn hóa Phan Thiết

Và khi những tinh hoa của người Chăm cổ vẫn được giữ lại, chắt lọc và hòa quyện với nét văn hóa đẹp nhất của thế giới bên ngoài, của đặc trưng văn hóa Việt Nam, thì Phan Thiết đã được biết đến như sự kết hợp đầy quyền lực, có sức hút đến lạ lùng. Chính bởi vậy, thật khó để đặt cho nó một cái tên, thay vì điều đó Phan Thiết – miền đất mẹ của nền văn hóa ấy chính là những từ ngữ cô đọng mà phù hợp nhất. Những đặc điểm của văn hóa Phan Thiết

Lễ hội truyền thống

Một trong những biểu hiện rõ nhất và mạnh mẽ nhất của văn hóa đó chính là phong tục tập quán và lễ hội cộng đồng. Chính bởi vậy, đô thị nhỏ như Phan Thiết mà lại có nhiều lễ hội ấn tượng cũng đồng nghĩa với việc đời sống văn hóa ở nơi đây thật đáng để khiến ta phải tò mò.

Lễ hội dinh Thầy Thím

Đầu tiên là lễ hội Dinh Thầy Thím dân gian của người Phan Thiết. Thường đươc tổ chức vào hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch tại đền Dinh Thầy, Hàm Tân, người dân địa phương còn gọi đây là ngày giỗ Thầy Thím. Theo truyền thuyết, Thầy và Thím là hai người quê ở Quảng Nam vào thời thế kỉ thứ 19, chuyên chữa bệnh cho nhân dân trong vùng bằng pháp thuật. Sau đó, cuốn lụa thành rồng đến miền đất Bình Thuận này để sinh sống và tiếp tục cứu giúp dân lành cho đến khi qua đời và được lập đền thờ tại nơi đây.

Đến với du lịch Phan Thiết thời điểm này, du khách sẽ bắt gặp nhiều nghi lễ gian truyền thống như lễ nghinh thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích, cũng ngọ, phát lộc,…Bên cạnh đó còn có nhiều họat động sôi nổi thể hiện sự năng động và trẻ trung trong văn hóa Phan Thiết như chèo bả trạo, diễn xướng tích thầy, biểu diễn võ thuật, múa lân, phóng sinh thả chim về rừng…

Lễ hội dinh Thầy Thím

Lễ hội Nghinh ông quan thánh đế quân

Lễ hội tiếp theo mà cẩm nang du lịch Việt Nam nhắc đến ở đây thể hiện sâu sắc bộ phận người Hoa có vai trò quan trọng làm nên nét văn hóa đặc trưng của người dân Phan Thiết. Đức tin của dân chúng đối với Quan Thánh Đế Quân được người địa phương thể hiện bằng nhiều hoạt động có tính tâm linh sâu sắc. Hầu hết các lễ hội tại Phan Thiết đều là dịp để cầu may mắn trong cuộc sống, cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đặc biệt là đối với những người dân làng chài sinh sống dựa vào biển cả thì những lễ hội tâm linh lại càng quan trọng hơn nữa.

Lễ hội Ka Tê

Đến đây, cuộc hành trình khám phá văn hóa Phan Thiết lại dừng chân ở điểm dừng của lịch sử với lễ hội cổ của người Chăm xưa. Diễn ra vào tháng 7 theo lịch Chăm, tức khoảng tháng 10 dương lịch để tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc Pô Klong Garai, Pô Rôme,… đây cũng là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, sinh hoạt, tập tục và tín ngưỡng, kỹ thuật thông qua những trang phục, nhạc cụ, ca khúc độc đáo mang tính riêng biệt của dân tộc.

Khách du lịch đừng nên bỏ qua lễ hội này trong tour du lịch Phan Thiết – Mũi Né, bởi khi đêm về những điệu nhạc du dương của kèn Samanai và trống Ginăng đưa người tham dự lên tới đỉnh cao của sự thăng hoa để hòa vào những điệu múa thiêng liêng đánh thức tháp Chăm ngày ngày vẫn nghiêm nghị ngủ yên dưới lớp bụi thời gian.

Lễ hội Ka Tê

Đến với nền văn hóa Chăm pa cổ là bạn hòa nhập vào một tín ngưỡng phồn thực đặc biệt, nơi thờ thần Siva và tôn thờ người anh hùng cổ xưa. Đó cũng chính là những giá trị quyết định sự tồn tại của văn hóa Chăm Pa trước biến cố lịch sử mãnh liệt, và làm đặc sắc thêm cho hệ thống di sản Việt Nam nói chung và văn hóa Phan Thiết nói riêng.

Lễ hội đua thuyền

Và cuối cùng, cẩm nang du lịch xin được nhấn mạnh một lễ hội được coi là vui nhất và sôi động nhất tại thành phố Phan Thiết, đó chính là lễ hội đua thuyền. Trong tiếng trống ồn ã thục giục lôi kéo bước chân của hàng trăm du khách mỗi dịp tết đến xuân về (mùng 2 tháng Giêng) tại du lịch Phan Thiết, lễ hội để lại ấn tượng sâu sắc về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của dân vạn chài Phan Thiết. Những chặng đua đầy kịch tính diễn ra trên sông Cà Ty đã góp phần xây dựng tình yêu bền chặt mà người dân Phan Thiết dành cho quê hương của mình cũng như chiếm lấy trái tim của những người con miền đất lạ đến với những cồn cát và nắng gió của du lịch Phan Thiết.

Công trình kiến trúc

Không phải ngẫu nhiên có sự khác biệt của văn hóa phương Đông và phương Tây, nơi có nhiều đình đền, nơi lại toàn những lâu đài và cung điện nguy nga. Điều đó không được xác định được văn minh nơi nào hơn nơi nào mà chính là những văn hóa nằm trong tôn giáo cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày được quyết định bởi tự nhiên.

Sông Cà Ty như một nguồn huyết mạnh chính của “miền đất hứa” – Phan Thiết, vì vậy hầu hết các công trình kiến trúc đặc trưng nơi đây đều nằm về hai bên bờ sông này. Nơi này ẩn chứa bao nhiêu những điều bí ấn, nét dễ thương và sự hấp dẫn nhất của điểm cuối miền Trung, một đặc trưng sinh hoạt gắn liền với biển cả, sông ngòi tại chính dòng sông Cà Ty quyến rũ.

Đầu tiên là ngôi trường Dục Thanh cổ ghi dấu ấn lịch sử của Bác Hồ kính yêu, tiếp đến là dinh Vạn Thủy Tú thờ thần Nam Hải,… Tiếp đến là lầu Ông Hoàng nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Thêm nữa một trong những địa danh phải đến của du lịch Phan Thiết chính là Tháp Chàm Poshanư.

Trường Dục Thanh

Chính bởi sự đa dạng của nhiều nền văn hóa của người Hoa, người Việt và người Chăm cổ đã làm nên sự đa dạng cho nhiều hình thái kiến trúc tại du lịch Phan Thiết. Công trình xây dựng thường mô phỏng theo thẩm mỹ, tâm tư, đặc điểm về sinh hoạt của con người địa phương một cách vật chất nhất, thứ có thể cầm nắm được là thứ có thể cho ta nhiều cảm nhận đa dạng nhất.

Chính vì vậy, đừng bao giờ nhìn những công trình kiến trúc của Phan Thiết một cách vô hồn mà hãy đặt ra câu hỏi tại sao? Để tìm hiểu được những điều mới lạ mà bạn chưa từng biết đến trong cuộc sống thường ngày, có một nét văn hóa gọi tên là Phan Thiết.

Con người Phan Thiết

Cuối cùng, ở đâu cũng vậy, con người vẫn luôn là yếu tố quan trọng quyết định hình thành nên một nền văn hóa riêng biệt của mỗi vùng miền. Điều đó được thể hiện và xây dựng tự nhiên, từ cách con người sinh hoạt thường ngày. Đến với du lịch Phan Thiết, bạn cũng sẽ không khỏi đem lòng yêu mến con người địa phương tại miền biển đầy nắng và gió này. Họ mang trong mình những nét tinh túy kết đọng của cả một dải khúc ruột miền Trung. Chân chất, mềm mại, hiền lành, chịu thương chịu khó là những gì mà bạn có thể bắt gặp ở bất kì ai tại “miền đất hứa”.

Người lữ khách khi đến đây có thể hoàn toàn yên tâm về an ninh của thành phố này, và cảm thấy hài lòng về thái độ phục vụ vô cùng dễ chịu và chu đáo của những con người hồn hậu này. Không cần phải vào những resort hạng sang tại Mũi Né, bạn có thể đến bất kì đâu, ghé thăm những cồn cát như Bàu Trắng, Bàu Sen và nói chuyện với những người dân địa phương tốt bụng cũng đủ khiến bãn phải nhớ mãi.

Con Người Phan Thiết

Họ hiếu khách, họ luôn muốn đem đến cho những vị khách quý những tinh hoa của miền đất quê hương mình, như muốn khoe ra muốn thể hiện sự tự hào vô tận đối với những gì mà họ đang sở hữu. Từ đó đã tạo nên nét văn hóa Phan Thiết đặc trưng mà chính họ cũng không nhận ra, rất riêng biệt và đáng quý, có tên gọi thân quen là Phan Thiết.

Thực sự một nền văn hóa thì không thể gói gọn được trong một vài câu từ mà phải là chính bạn chứ không phải là ai khác, phải tự đi, tự trải nghiệm và cảm nhận. Bài viết của cẩm nang du lịch Phan Thiết – Mũi Né chỉ như một lời chỉ dẫn, một cách để định hướng cho chuyến hành trình của bạn mà thôi. Đừng ngại ngùng về bất kể điều gì, đi càng nhiều bạn sẽ nhận thấy được có bao nhiêu điều tốt đẹp đang đợi bạn ở thế giới ngoài kia và du lịch Phan Thiết cũng nằm trong số đó.

5 thoughts on “Khám phá văn hóa Phan Thiết đặc trưng: lễ hội, kiến trúc, con người

  1. Nguyễn Bảo Ly says:

    cho mk hỏi ad là phong tục và truyền thống của phan thiết là gì(ko tính lễ hội)

    • Hoang Anh says:

      Chào Bảo Ly,

      Cảm ơn bạn đã liên hệ tới du lịch Tầm Nhìn Việt. Đối với câu hỏi của bạn, du lịch Tầm Nhìn Việt xin được trả lời như sau: Ở Bình Thuận có đến 30 dân tộc cùng nhau chung sống, và trong đó những dân tộc đông nhất là người Chăm, người Kinh và người Tày. Vì thế, nơi đây cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Chăm qua phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, lối sống thường ngày, tín ngưỡng tâm linh, trang phục và đặc biệt là chữ viết.

      Cảm ơn bạn.

    • Hoang Anh says:

      Chào Dung,

      Cảm ơn bạn đã nhắn tin tới Du lịch Tầm Nhìn Việt. Người Phan Thiết nói riêng và người miền Trung nói chung đều sử dụng các câu nói mang nét đặc trưng tương đối giống nhau. Do đó, bạn có thể sử dụng các câu nói của người miền Trung cho người Phan Thiết.

      Cảm ơn bạn.

  2. Thao Duyen says:

    dạ cho em hỏi có sự xuất hiện của văn hoá hội nhập hiện nay ở Bình Thuận không.Và điều đó có ảnh hưởng đến bản sắc văn hoá truyền thống không ạ ?

Comments are closed.

Công ty du lịch Tầm Nhìn Việt
Công ty du lịch Tầm Nhìn Việt tổ chức tour trong nước uy tín
Công ty du lịch Tầm Nhìn Việt tổ chức tour trong nước trọn gói