Top 10 Cuốn Sách “Đắt” Nhất Thế Giới

10. Cuốn “Les Liliacees” – 5,5 triệu USD

Les Liliacees

Les Liliacees

“Les Liliacees” là tuyển tập sách 16 chương bao gồm 468 bức tranh màu nước trên giấy da của họa sĩ – nhà thực vật học người Bỉ tên Pierre-Joseph Redoute. Được lấy cảm hứng từ những bông hoa của khu vườn Malmaison, phố Cloud, Versailles và Sevres. Những bức tranh này được vẽ để dành cho Hoàng hậu người Pháp Josephine de Beauharnais (người vợ đầu tiên của vua Napoleon Bonaparte), và là người bảo trợ của Redoute.
Bản sao Les Liliacees của Hoàng hậu đã được bán đấu giá vào năm 1985 bởi Sotheby với giá khởi điểm là 5 triệu USD – giá khởi điểm cao nhất trong một cuộc đấu giá nghệ thuật lúc đó. Jane Wyeth, một thành viên của đội ngũ nhân viên Sothby dự buổi đấu giá thay mặt cho ông Arader người đã chia bộ sưu tập thành 100 tập (mỗi tập trị giá 63.250 đô) và đã bán đi 70 phần trong số đó, cuối cùng chỉ giữ lại 30 phần của bộ sưu tập này. Trong số bốn mươi lăm nhà thầu đăng ký tham dự tại buổi bán đấu giá trong ngày, không có ai ra giá cho cuốn sách này cả. Ông Arader đã trúng thầu với giá 5 triệu đô, giao dịch hoàn tất với mức giá 5.5 triệu đô (với 10% hoa hồng). Ông ấy tin rằng mình đã có một món hời.

9. Cuốn “Shakespeare’s Comedies, Histories and Tragedies” – 6,1 triệu USD

Shakespeare’s Comedies, Histories and Tragedies

Shakespeare’s Comedies, Histories and Tragedies

Cuốn sách “Shakespeare’s Comedies, Histories and Tragedies” Còn được biết đến với cái tên “Folio”, đây là bộ sưu tập hoàn chỉnh đầu tiên các vở kịch của Shakespeare được biên dịch và xuất bản. Các phiên bản đã được chỉnh sửa bởi hai người bạn thân nhất của Shakespeare và diễn viên John Heminge và Henry Condell, người giám sát toàn bộ quá trình in ấn và được phát hành 7 năm sau khi Shakespeare qua đời. Vào thời điểm đó, Folio dự định sẽ được bán với giá chỉ 1 Pound. Nếu thích, người mua có thể trả thêm tiền để cuốn sách được nẹp và trang trí đẹp hơn khi mua nó.

Khoảng 750-800 bản sao được cho là đã được xuất bản và khoảng 232 còn tồn tại cho tới ngày nay. Folio là một trong những cuốn sách có giá trị nhất trên thế giới với một bản sao của nó từng được bán với giá 6.100.000 trong năm 2001.

8. Cuốn “The Canterbury Tales” – 7,5 triệu USD

The Canterbury Tales

The Canterbury Tales

“The Canterbury Tales” là một bộ sưu tập các câu chuyện được viết bởi Geoffrey Chaucer trong suốt thời gian 100 năm chiến tranh ở Anh vào cuối thế kỷ 14. Cuốn sách bao gồm hơn 20 câu chuyện (chủ yếu là viết bằng thơ, và một số bằng văn xuôi) được viết bằng Tiếng Anh trung cổ. Câu chuyện kể về một nhóm người hành hương đi du lịch từ London đến Nhà thờ Canterbury, nơi một mội người trông giữ ở một quán trọ nhỏ đã gợi ý rằng mỗi người phải kể hai câu chuyện giết thời than và những câu chuyện hay nhất sẽ nhận được một bữa ăn miễn phí tại nhà trọ vào phút cuối. Những câu chuyện kể về những nhân vật đến từ mọi ngõ ngách của xã hội lúc bấy giờ của thế kỷ 15, mang tới cơ hội cho Chaucer được kể chuyện với nhiều giọng điệu khác nhau. Điểm độc đáo của cuốn sách là nó sử dụng ngôn ngữ địa phương là tiếng Anh chứ không phải tiếng Pháp hay tiếng Latinh – ngôn ngữ vốn phổ biến được lấy là tiêu chuẩn cho các tác phẩm viết tay lúc bấy giờ..
Ấn bản đầu tiên vào thế kỷ 15 đã được nhà William mua tại một cuộc đấu giá, ngày 4 tháng Ba, 1776. Các ủy viên của Olive, Công tước Fitzwilliam đã bán đấu giá cuốn sách vào năm 1998 như một phần của một bộ sưu tập được được lưu giữ bởi dòng họ trước năm 1641. Nó đã được bán với giá khoảng 7,5 triệu đô.

7. “The Birds of America” – 11,5 triệu USD (cuốn sách có những bản thảo được bán giá cao nhất)

The Birds of America

The Birds of America

Đây là một cuốn sách của nhà tự nhiên học và họa sĩ người Mỹ John James Audubon, cuốn sách lưu trứ những hình ảnh minh họa của một số lượng lớn các loài chim được tìm thấy ở Mỹ. Có khoảng 119 bản sao tồn tại và được biết đến với mỗi bản đáng giá cả triệu đô. Trong thực tế ba bản được bán ra từ năm 2000 đến năm 2012 được liệt vào những những cuốn sách đắt nhất trên thế giới với giá bán 7.8 triệu đô, 8.8 triệu đô và đắt nhất với giá 11,5 triệu đô.

6. “Gospels of Henry the Lion” – 11,7 triệu USD

Gospels of Henry the Lion

Gospels of Henry the Lion

Cuốn “Gospels of Henry the Lion” là một bản thảo được chói lọi nhất trong bốn cuốn sách phúc âm được làm cho Henry the Lion, Công tước xứ Saxony giữa những năm 1175 và 1180. Những kiệt tác tuyệt đẹp của ánh sáng Romanesque dâng trước bàn thờ của Đức mẹ đồng trinh Maria trong Nhà thờ Brunswick.
Các cuốn sách phúc âm đã được bán đấu giá vào năm 1983 với giá bán 11,7 triệu đô.

5. “Rothschild Prayerbook” – 13,4 triệu USD

Rothschild Prayerbook

Rothschild Prayerbook

Cuốn “Rothschild Prayerbook” là một cuốn sách viết tay của Flemish được trang trí rất công phu bởi một số nghệ sĩ giữa những năm 1500 đến 1520. Cuốn sách ban đầu được cho là được viết cho một thành viên của tòa án hoang gia Habsburg tại Hà Lan. Gia đình Wittelsbach sở hữu bản thảo vào thế kỷ 16 trước khi nó được mua bởi các Bá tước hoànng gia. Bản thảo của cuốn sách vẫn ở trong thư viện của họ ở Heidelberg cho đến năm 1623. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra với nó sau năm 1623, nhưng sau đó nó xuất hiện trở lại vào năm 1868 như một phần của bộ sưu tập đã đến với gia đình Rothschild.
Bản thảo này đã thiết lập một kỷ lục thế giới vào ngày mùng 08 tháng 07, năm 1999 với giá cao nhất kỷ lục 13.400.000 đô dành cho một bản thảo đặc biệt nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đây, vào ngày 29 tháng 01, năm 2014, bản thảo đã được đem ra bán đấu giá một lần nữa với một mức giá cuối cùng 13.605.000 đô và vẫn giữ vị trí thứ năm trên danh sách này.

4. Cuốn “Bay Psalm Book” – 14,2 triệu USD

Bay Psalm Book

Bay Psalm Book

Cuốn “Bay Psalm Book” là cuốn sách đầu tiên được in ở Bắc Mỹ vào năm 1640. Được xuất bản chỉ hai mươi năm sau khi cuộc đổ bộ của những người hành hương tới Plymouth, có mười một bản sao của các ấn bản đầu tay được biết đến vẫn còn tồn tại trong đó chỉ có năm bản là được hoàn thiện.
Giá các bản sao cá nhân có thay đổi tùy thuộc vào năm xuất bản, một trong những bản sao được bán với giá 151.000 đô. Tuy nhiên vào ngày 26 Tháng 11 năm 2013, nhà tỷ phú và là nhà từ thiện David Rubenstein đã mua một bản sao năm 1640 (một trong số 1700 bản đầu tiên được in) được bán đấu giá bởi Sotheby với giá 14.165.000 đô, điều đó đã thiết lập một kỷ lục thế giới mới với bất kỳ cuốn sách đã từng đực in nào. Rubenstein đã lên kế hoạch cho các thư viện trên khắp nước Mỹ mượn cuốn sách để trưng bày.

3. “St Cuthbert Gospel” – 14,3 triệu USD

St Cuthbert Gospel

St Cuthbert Gospel

Cuốn “St Cuthbert Gospel” là một trong những cuốn sách nhỏ nhất (5.1 inch x 3.6 inch) trong những bản thảo Anglo-Saxon còn sót lại có chứa một bản sao của Phúc âm của thánh John. Được viết bằng tiếng Latin và được hoàn thành vào kỷ thứ 7 và tên xuất phát từ thánh Cuthbert tại Lindisfame, và được đặt trong lăng mộ của ông khi ông được chôn cất lại tại Lindisfame vào năm 698.
Thư viện Anh quốc đã bảo đảm cho bản phúc âm đucợ bán đấu giá trong năm 2012 với giá khoảng 14.3 triệu đô sau khi tiến hành các chiến dịch gây quỹ lớn nhất trong lịch sử của thư viện. Bản thảo được đánh giá cao vì nó là bản thảo duy nhất tồn tại từ thời kỳ đó và đã được bảo quản bằng lông trong một điều kiện tuyệt vời.

2. “Magna Carta” – 21,3 triệu USD

Magna Carta

Magna Carta

Các “Magna Carta”, còn được biết đến là là “Hiến chương vĩ đại của tự do Anh quốc” là tài liệu đầu tiên áp đặt lên một vị vua của Anh quốc bởi mục tiêu của mình trong một nỗ lực để hạn chế quyền lực của nhà vua và bảo vệ các quyền của họ theo pháp luật. Bản gốc được viết bằng tiếng Latinh và đóng dấu với lời tuyên thệ của đức vua John tại Runnymede vào ngày 15 tháng 6 1215.
Năm 2007, nhà tỷ phú và là nhà từ thiện David Rubenstein đã dành chiến thắng trong cuộc đấu giá bản sao được chứng minh là duy nhất của “Magna Carta” (bản vào năm 1279 được xác nhận bởi vua Edward I, “Perot Magna Carter”) ở Hoa Kỳ với giá khoảng 21.3 triệu đô. Lý do cuộc đấu giá này của Rubenstein là để ngăn chặn việc các tài liệu đang được buôn và truyền ra nước ngoài và giữ nó tại Washington Archives, nơi mà trước đó nó đã được trưng bày.

1. Cuốn “Codex Leicester” – 30,8 triệu đô

Codex Leicester

Codex Leicester

“Codex Leicester” là bản sao ban đầu và duy nhất của một tập hợp các bài báo khoa học của Leonardo de Vinci. Nó được đặt tên sau khi Thomas Coke, bá tước đầu tiên của của Leicester, đã mua lại cuốn Codex trong chuyến đi của mình vào 1717.
Bill Gates mua Codex vào ngày 11 Tháng 11 năm 1994 từ nhà đấu giá Christie ở New York với một mức giá kỷ lục 30,802,500 USD. Ông đã có những trang viết được scan thành những file ảnh kỹ thuật số, sau đó đã được dùng làm hình ảnh màn hình lưu trữ máy tính và hình nền cho Windows 95. Toàn bộ các phiên bản đầy đủ hiện nay cũng có sẵn trên các trang mạng cũng như bản gốc sẽ được trưng bày mỗi năm một lần tại một thành phố khác nhau trên toàn thế giới .
Codex trong một thời gian ngắn từ năm 1980 đến 1994 còn được biết đến với cái tên “Codex Hammer” được đặt theo tên của nhà triệu phú đã sở hữu nó trong thời điểm đó.

Đọc thêm về thông tin du lịch nước ngoàiđại lý vé máy bay tại đây

Leave a Reply