Bánh Chưng Việt Nam Được Đứng Trong Top 10 Món Ăn Lễ Hội Truyền Thống Trên Thế Giới

Tạp chí du lịch khám phá nổi tiếng National Geographic (Mỹ) đã giới thiệu danh sách top 10 món ăn đặc trưng trong ngày lễ hội truyền thống trên thế giới, và đáng tự hào tên Việt Nam được xướng lên cùng với món bánh Chưng, bánh Giầy.

Bánh Chưng, Bánh Giầy (Việt Nam)

Không thể thiếu trong dịp Tết âm lịch truyền thống của người Việt. Đây là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của đất nước xinh đẹp này. Nó đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón một năm mới với bao điều kỳ vọng. Đây là lúc mở cửa chuẩn bị chào đón Mùa xuân, và là dịp để mọi gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng nhau quây quần bên mâm cỗ không thể thiếu món Bánh Chưng truyền thống với nhân thịt và đỗ xanh, xunh quanh là gạo nếp, tất cả được gói trong những chiếc lá dong, tạo nên chiếc bánh hình vuông, tượng trưng cho đất. Ngoài ra còn có Bánh Giầy thường được làm từ xôi trắng dã mịn, hình tròn, tượng trưng cho trời.

Bánh Chưng Việt Nam

Bánh Chưng Việt Nam

Bánh mỳ của người chết (Mexico)

Đây là loại bánh đặc biệt có trong lễ hội “Ngày của người chết” tại đất nước này. Diễn ra vào 2 ngày 1-2/11, lễ hội là sự pha trộn của 2 ngày lễ lớn trong đạo Thiên chúa và phong tục bản địa của người Mexico. Một món ăn mà người Mexico không bao giờ bỏ qua trong lễ hội này chính là những chiếc bánh mỳ hình tròn, tượng trưng cho vòng luân hồi của cuộc đời.

Món Hákarl (Iceland)

Món Hákarl (Iceland)

Món Hákarl (Iceland)

Trong lễ hội giữa mùa đông truyền thống của Iceland được gọi là Thorrablót. Người dân nước này thường dâng đồ lễ cho các linh hồn và các vị thần xứ Scandinavi, trong đó không thể thiếu món Hákarl. Hákarl là thịt cá mập, được vùi lấp trong cát và sỏi để tạo quá trình lên men, sau đó được cắt thành từng dải rồi treo lên hong khô. Quá trình này được thực hiện trong khoảng vài tháng để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Bánh trung thu (Trung Quốc)

Bánh trung thu Trung Quốc

Bánh trung thu Trung Quốc

Lễ hội Trung thu rằm tháng 8 gắn liền với vị thần mặt trăng theo truyền thuyết của người Trung Quốc. Đây là dịp để thưởng thức những chiếc bánh vàng ươm với nhân hạt sen cũng như đủ loại nhân khác. Những chiếc bánh nhỏ xinh biểu trưng cho mặt trăng có các hình in trên mặt bánh mang ‎ý nghĩa trường thọ và an lành.

Bánh Hamantaschen của người Do Thái

Hamantaschen là bánh dùng trong lễ hội Purim của người Do Thái. Những chiếc bánh hình tam giác dạng bánh quy với nhân làm từ hoa quả khô, đào, mận, lạc, sôcôla hay các vị nhân ngọt khác nhau.

Bánh Vua (Mỹ)

Bánh Vua ở Mỹ

Bánh Vua ở Mỹ

Bánh Vua là một nét đặc trưng trong ngày hội Mardi Gras. Nó có dạng bánh mì xoắn với lớp kem phủ trên mặt, lớp đường bột rắc ở trên có màu xanh, tím và vàng. Người ta cho vào bên trong nhân bánh một món đồ sứ xinh xinh và nướng lên. Phổ biến nhất là hình nhà vua đội vương miện…

Bánh Besan Burfi (Ấn Độ)

Bánh Besan burfi giống như những chiếc bích quy ngọt ngào, được làm từ bột đậu xanh cùng loại bơ đặc trưng, trộn đường, bạch đậu khấu và phủ các loại hạt khác nhau trên mặt. Những chiếc bánh này có trong lễ hội ánh sáng Diwali được tổ chức khoảng giữa tháng 10 và 11.

Bánh Kahk (Ai Cập)

Những chiếc bánh quy Kahk đơn giản nhưng cực kỳ hấp dẫn không thể thiếu trong ngày hội Eid al-Fitr của nước này. Đây là sự kiện kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo.

Món Haggis (Scotland)

Món Haggis (Scotland)

Món Haggis (Scotland)

Haggis là món dồi được làm từ tim, gan, phổi của cừu trộn với hành tây, bột yến mạch và gia vị rồi nhồi vào trong bộ lòng trước khi đun lửa liu riu. Món này được thưởng thức trong lễ hội đêm Burn, được tổ chức thường niên vào ngày 25/1 (ngày sinh của Robert Burns), để tưởng nhớ tới cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ này.

Bánh cho ngày Cách mạng tháng 5 (Argentina)

Những chiếc bánh ngọt nhiều lớp được rán, sau đó nhúng xirô ngọt và rắc đường bên ngoài. Người dân địa phương luôn làm những chiếc bánh truyền thống này trong sự kiện chính trị ngày 25/5/1810, ngày Argentina giành được độc lập từ Tây Ban Nha.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply