Kiến Trúc Nhà Trình Tường Của Người Tày – Nùng

Kiến trúc nhà ở độc đáo của người Tày – Nùng ở Lạng Sơn vừa giữ ấm vào mùa đông mà vẫn mát mẻ vào mùa hè, đó là kiến trúc nhà trình tường phổ biến với các tộc người Mông, Tày, Nùng,…

Những ngôi nhà trình tường dọc hai bên đường quốc lộ đến Lạng Sơn

Những ngôi nhà trình tường dọc hai bên đường quốc lộ đến Lạng Sơn

Dọc đường quốc lộ đến với Lạng Sơn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhưng nếp nhà với mái ngói âm dương gợi lên nét bình dị vốn có của hàng chục năm trước.

Đồng bào ở biên giới tỉnh Lạng Sơn đã tạo nên những ngôi nhà có tường làm từ đất sét, đất nện trộn đều vào các khuôn gỗ, dùng chày vồ đập cho đất gắn kết với nhau tạo nên một bức tường chắc chắn, tường nhà này dày từ 50 – 70 cm rất chắc chắn. Để có một ngôi nhà kiên cố có tuổi thọ hàng trăm năm thì người xây dựng phải mất rất nhiều thời gian và công sức.

Nhà được xây dựng kỳ công nên rất kiên cố, thường có những hàng rào đá bao quanh

Nhà được xây dựng kỳ công nên rất kiên cố, thường có những hàng rào đá bao quanh

Theo phong thủy của người Tày – Nùng, nhà phải quay theo hướng nam và phải có không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên, tại một số vùng nhà trình tường được xây dựng hai tầng và có hàng rào đá bao quanh.

Theo phong tục truyền thống, các cửa của nhà thường đối xứng nhau, và trên cửa chính có tấm bùa trừ tà hoặc treo gương bát quái. Một số ngôi nhà cổ có tới 10 cửa sổ thể hiện nét đặc trưng riêng biệt về kết cấu mà ít nơi nào có được.

Ngôi nhà có dán lá bùa trừ tà ma theo truyền thống

Ngôi nhà có dán lá bùa trừ tà ma theo truyền thống

Nếu là nhà 2 tầng thì bên trong sẽ có một cầu thang gỗ dẫn lên trên. Với người Tày – Nùng, tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên rất được coi trọng chính vì vậy bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà. Ở tầng 2 hoặc chính giữa ngôi nhà sẽ treo một bức “phùng slằn” (giống một bức tranh chữ) có ghi chữ Hán cho biết về dòng họ của gia chủ.

Ngôi nhà được thiết kế với các cửa đối xứng

Ngôi nhà được thiết kế với các cửa đối xứng

Bên trong ngôi nhà, 4 góc tường là 4 cây gỗ to chịu lực cho toàn bộ kết cấu nhà. Trong quá trình làm nhà, người Tày – Nùng phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng về việc chọn gỗ nên các thanh xà ngang, xà dọc rất kiên cố và không bị mục nát. Ngày nay nhiều gia đình sử dụng vôi để quét làm trắng tương nhà.

Nhà được xây dựng sau khi chọn những cây gỗ chắc chắn nhất nên nhà khi được hoàn thành rất kiên cố

Nhà được xây dựng sau khi chọn những cây gỗ chắc chắn nhất nên nhà khi được hoàn thành rất kiên cố

Ngôi nhà giúp che mưa che nắng tốt hơn do được đồng bào sử dụng những viên ngói âm dương để lợp mái nhà. Những viên ngói này không chỉ tăng hiệu quả che chắn của mái nhà mà còn làm đẹp cho ngôi nhà bởi qua thời gian mái ngói sẽ phủ màu rêu phong cổ kính rất đặc trưng.

Mái ngói âm dương, rêu phong theo thời gian tạo thêm nét đẹp cho ngôi nhà

Mái ngói âm dương, rêu phong theo thời gian tạo thêm nét đẹp cho ngôi nhà

Cao Lộc – một bản cùng biên của Lạng Sơn, được xem là nơi giữ những nếp nhà còn nguyên vẹn về kết cấu, kiểu dáng của hàng trăm năm trước mà không bị pha tạp. Một số bản vùng biên khác bạn cũng nên ghé qua thăm quan nếu có có hội đến với các dẻo cao Tây Bắc: Lộc Bình, Đình Lập.

Những mái nhà trình tường giản dị như chính chủ nhân của chúng, những con người bình dị mà kiên cường vùng núi cao biên giới. Trong những năm trở lại đây, các ngôi nhà trình tường của người Tày – Nùng Lạng Sơn được du khách và các nhiếp ảnh gia chú ý tới nhiều, bởi nét cổ kính cũng như những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc ẩn chứa trong mỗi ngôi nhà.

Leave a Reply