Làng Cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nằm cạnh trung tâm thị xã Sơn Tây, nổi bật với những xóm thôn cổ kính, những bức tường đá ong đỏ sậm, những dồi gò và rộc sâu – đặc trưng của một làng trung du của xứ Đoài. Làng cổ Đường Lâm, còn gọi là Kẻ Mía vốn thuộc địa phận các xã Cam Lâm, Đoài Giáp, Đông Sàng, Mông Phụ, Phụ Khang, thuộc tổng Cam giá Thịnh (thường gọi là Cam Thịnh), thuộc huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn Tây trước năm 1945, nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Tên gọi Đường Lâm vốn là một địa danh cổ, đã có từ xa xưa trên vùng đất xứ Đoài. Căn cứ theo Thiên Nam ngữ lục – cuốn sử ca dân gian viết bằng chữ Nôm ở thế kỷ XVII, ít nhất địa danh Đường Lâm đã xuất hiện từ thế kỷ VII – VIII, gắn liền với chiến công lẫy lừng cùa hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền: “Đường Lâm sinh có anh hùng Bấy chừ một đạo quân Phùng nổi lên Quyền cũng Đường Lâm con dòng Cha lùm châu mục lĩnh trong Nam thành”. (Thiên Nam ngữ lục)

Làng cổ Đường Lâm nổi bật với những xóm thôn cổ kính, những bức tường đá ong đỏ sậm, những dồi gò và rộc sâu

Làng cổ Đường Lâm nổi bật với những xóm thôn cổ kính, những bức tường đá ong đỏ sậm, những dồi gò và rộc sâu

Trước đó, theo sách Việt điện u linh (thế kỷ XIII), tổ tiên Phùng Hưng đời đời là tù trưởng ở châu Đường Lâm. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, nhà bách khoa toàn thư Phan Huy Chú cho rằng châu Đường Lâm xưa kẻo dài từ Kẻ Mía đến tận vùng chùa Hương của xứ Đoài. Hiện nay, bao bọc xung quanh khu vực xã Đường Lâm là những dấu tích đậm đặc cùa một không gian văn hóa Kẻ Mía, với những cái tên nôm na quen thuộc chùa Mía, phố Mía, bến Mía, chợ Mía, bà chúa Mía… Trong kỷ ức dân gian vùng này còn truyền tụng câu ca: Chẳng đi nhớ cháo dốc Ghề Nhớ cơm phổ Mía, nhớ chè Đông Viên Chợ Mía mới họp đã to Các thầy Mông Phụ cứ dò xuống chơi Kẻ Mía kéo mật, trộn đường Thợ rèn Quang Húc, Chu Chàng ươm tơ… Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 16, nhà vua sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, gọi tên là Mị Ê. Nàng không thích sống trong cảnh cung cấm gò bó, hàng ngày thường cùng các cung nữ tới những vùng đất bãi ven sông Cái, cùng mọi người vun trồng ngô khoai, hoặc hái hoa bắt bướm vui chơi giữa chốn thôn dã… Vào một buổi trưa hè nắng gắt, Mị Ê chợt bắt gặp một loại cây tựa như loài sậy, bẻ ra thì thấy thân cây có nước, nếm thử thì có vị ngọt và mát thơm. Công chúa Mị Ê thích thú, bảo mọi người trồng thử trên bãi sông. Chẳng bao lâu, loài cây này mọc thành từng bụi xanh tốt um tùm. Dân chúng trong vùng chặt về, ép lấy nước, rồi nấu thành mật để ăn. Ngày Tết đến, nàng cho người chọn chặt lấy những cây to ngon cùng một ít nước mật đã cô đặc đem về dâng vua cha. Vua Hùng ăn nếm rất thích thú, bèn lấy ngay tên nàng công chúa yêu quý là Mị Ê đặt tên cho giống cây quý này. Từ đó, khắp cả một vùng đất bãi ven sông Thao, đặc biệt là từ gò Đông Viên đến làng Phú Nhi, cây Mị Ê được trồng xanh tốt như rừng. Trải qua thời gian, cái tên “Mị Ê” dần bị đọc chệch đi thành “Mi Ế” rồi thành “Mía”. Từ đó, loài cây cho mật ngọt có tên là “Mía”. Mỗi mùa thu hoạch mía, quang cảnh tấp nập, nhân dân vừa nô nức chặt mía, rồi dựng những lò kéo mật – dùng trâu kéo máy ép mía để nấu mật, ngày đêm khói tỏa nghi ngút ngay bên bãi mía. Một vùng rộng lớn có trồng mía đầu tiên đó được gọi chung là Kẻ Mía. Tên gọi “Kẻ Mía” còn có trước địa danh “Đường Lâm”. Theo sách Dị vật chí của Dương Phú thời Đông Hán, người phương Nam cỏ nhiều sản vật, đặc biệt là Mía cùa Giao Chỉ (khu vực miền Bắc Việt Nam hiện nay), đẵn mà ăn tươi đã rất ngọt, ép lấy nước như nước mạch nha gọi là “đường” lại càng quý, nếu cô đặc rồi đem phơi đế kết thành tảng, khi bỏ ra ăn cho vào miệng là tan ngay, người đương thời gọi đó là “mật đá”… Đen thế kỷ III, vua nước Ngô thời Tam Quốc là Tôn Lượng thường uống đường cứa Giao Châu cống nạp. Từ đó, các vùng Tứ Xuyên, Quảng Đông (Trung Quốc) cũng học cách làm đường cùa người phương Nam. Cái tên Đường Lâm, nghĩa là “rừng ngọt”, là tên gọi Hán hóa cùa “Mía” từ thời Bắc thuộc. Từ thời Lý – Trần, vùng đất này có tên là “Cam Giá” (Mía), “Cam Tuyền” (suối nước ngọt), “Cam Đường” (nước mật ngọt) rồi “Cam Lâm” (rừng ngọt)… Tất cả các địa danh này cũng đều bắt nguồn từ tên gọi “Mía”. Đến thời Lê, vùng này được tách thành 2 tổng là Cam Giá Thượng thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Cam Thượng) và Cam Giá Thịnh thuộc huyện Thượng Phúc (tức xã Đường Lâm). Trên vùng đất Đường Lâm có 36 đồi gò, 18 rộc sâu và các ao chuôm với con sông Tích trong xanh uốn lượn như dải lụa, tạo nên một cảnh quan kỳ thú. Theo quan niệm phong thủy, đất Đường Lâm dựa lưng vào non Tản hùng vĩ – dãy núi “Tổ” của nước Việt, có thế đất kỳ vĩ, “địa linh sinh nhân kiệt”. Người Kẻ Mía rất đỗi tự hào về quê hương “một ấp hai vua” gắn với hai vị anh hùng dân tộc là Bố Cái đại vương Phùng Hung và Tiền Ngô vương Ngô Quyền. Trên mảnh đất này cũng đã sản sinh nhiều danh nhân văn hóa có những đóng góp quan trọng trong lịch sử – văn hóa dân tộc, tiêu biểu là Giang Văn Minh và Kiều Oánh Mậu. Thật hiếm có một làng xã nào mà dấu tích lịch sử dày đặc như ở Đường Lâm. Nơi đây hội tụ cả một quần thể di tích lịch sử – văn hóa, danh thắng, từ đình, chùa, miếu, nhà thờ, lăng mộ đến những dấu tích thiêng liêng huyền thoại từ ngàn xưa, gồm đình thờ Phùng Hưng, đình thờ và lăng Ngô quyền, đền Phủ, chùa Mía, đền thờ Giang Văn Minh, đình Mông Phụ… vũng Hùm, đồi Hổ gầm, đồi Sà Mâu, giếng Ngục, rặng Duối buộc voi bên lăng Ngô Quyền…

Nhiều giếng cổ bị bỏ hoang những vẫn giữ được nét cổ kính.

Nhiều giếng cổ bị bỏ hoang những vẫn giữ được nét cổ kính của mình.

Đình Phùng Hưng uy nghi, cổ kính, mang đậm phong cách kiến trúc cuối thế kỷ XIX. Cách đình Phùng Hưng không xa là lăng Ngô Quyền. Lăng xây theo hình bốn mái đặt trên bệ cao, có tường gạch bao quanh, ở giữa là ngai rồng, kiến trúc đơn giản mà vẫn tạo dáng uy nghi, đường bệ. Gần khu di tích là những rộc sâu, tương truyền xưa là Hồ Sen, nơi Ngô Quyền thuở nhỏ thường cùng bạn chăn trâu tới bơi lặn và chia hai phe để chơi trò tập trận. Tại đây có nhà bảo tàng truyền thống về Ngô Quyền, trưng bày nhiều hiện vật đáng chú ý như rìu đá, cọc gồ Bạch Đằng… Đình Mông Phụ nằm ờ trung tâm làng, nhìn về hướng Tây Nam, trông ra dãy đồi nối nhau như đàn rùa đang chạy tới chân núi Ba Vì. Đình gồm 5 gian 2 chái, kiến trúc kiểu nhà sàn, lợp ngói, với gần 50 cột lớn nhỏ. Năm Kỷ Mão (1759), đình được xây một lớp, nay là đình trong. Đến năm Kỷ Mùi (1859), đình lại được xây thêm một lớp bên ngoài, nay là đình ngoài. Đình trong và đình ngoài nối liền với nhau bời một phần “ống muống” tạo thành hình chữ “Công” như hiện nay. Trên các đầu đao cong trang trí “tứ linh” bằng sành nung già màu gan trâu, dáng khỏe khoắn mà bình dị như màu đất quê hương. Trong các gian đình đều chạm khắc trang trí hình rồng phượng với các họa tiết quen thuộc như “Cửu long tranh châu” (Chín con rồng tranh hạt ngọc), “Mầu long huấn tử” (Rồng mẹ dạy con)… Họa tiết chạm khắc rồng mang đặc trưng phong cách Lê – Nguyễn: đầu to, có sừng, lông gáy tua tủa, chân có 5 móng quặp dữ tợn. Chùa Mía có tên chữ là “Sùng Nghiêm tự” (chùa Sùng Nghiêm), nằm ngay cạnh chợ Mía hiện nay. Chùa do Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dao, thường gọi là Bà Chúa Mía, bỏ tiền công đức xây dựng lại trên nền chùa cũ vào năm Long Đức 3 (1632). Trong chùa có cây đa cổ thụ sum suê ước chừng vài trăm tuổi. Gác chuông làm kiểu chồng diêm 2 tầng 4 mái, trong có treo quả chuông đồng lớn đúc năm Cảnh Hưng 7 (1746). Ở chùa còn có 2 tấm bia đá lớn đặt trên lưng rùa, được dựng năm Cảnh Hung 8 (1747). Bộ tượng trong chùa đặc biệt phong phú và tiêu biểu, bao gồm 287 pho tượng lớn nhỏ, trong đó, nhiều pho tượng tròn được đắp bằng đất sét luyện phủ sơn rất đẹp, kiểu dáng sinh động. Xen giữa các pho tượng là một số cành hang động mô tả theo Phật thoại như động Tuyết Sơn, động Nam Hải… Đền Phủ thờ Bà Chúa Mía nằm trên một gò đất cao ở ngay xóm Phủ, vốn là nơi ở của gia đình Bà Chúa Mía khi xưa. Đền Phủ được xây dựng năm Cảnh Hưng 37 (1776), được kiến trúc thành hai lớp nhà kiểu chữ “Nhị”, lớp trong là Hậu đường dùng làm nơi thờ tự, lớp ngoài là Tiền đường dùng làm nơi lễ bái và hội họp. Đến năm Tự Đức 5 (1852), đền được sửa chữa lại, làm thêm “chuôi vồ” ở phía sau, tạo thành kiến trúc hình chữ “Công” như hiện nay, lại xây thêm cột trụ, tường hoa và đắp thêm các họa tiết trang trí rồng phượng. Tại gian giữa của Tiền đường có bức hoành phi đề 4 chữ “Tây cung vương mẫu” cùng nhiều câu đối sơn son thếp vàng. Trong hậu cung của đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí quý giá và những bức phù điêu voi quỳ ngựa phục xung quanh tường.

Một chiếc giếng cổ tại Làng Cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

Một chiếc giếng cổ tại Làng Cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

Đền Phủ nằm trong một khuôn viên có cây cối xanh tươi bốn mùa. Trước cửa đền có 2 giếng nước, được coi là Mắt Rồng. Nơi đây vẫn còn dấu tích một con ngòi nối liền từ cửa đền ra sông Cái, được gọi là Vòi Rồng, để tiện cho chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng có thể đi thuyền từ kinh đô Thăng Long về Tây cung thăm Bà Chúa Mía. Căn cứ theo tấm bia đá dựng năm Cảnh Thịnh 6 (1797) đặt trong hậu cung của đền, khi chúa Trịnh Tráng đi tuần thú về phía Tây Kinh thành Thăng Long, đến Kẻ Mía thì gặp một cô gái cắt cỏ đang hát câu ca: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang Nửa lo việc nước, nửa toan việc nhà ”. Chúa Trịnh thấy cô gái hát hay, người đẹp. ăn nói lưu loát bèn đón về Kinh thành lập làm Cung phi, tức là Nguyễn Thị Ngọc Dao. về Kinh đô được ít lâu, Cung phi Ngọc Dao xin được trở lại quê nhà để phụng dưỡng cha mẹ. Thời kỳ này, bà đứng ra làm nhiều việc công ích mở mang cho dân Kẻ Mía, được tôn xưng là Bà Chúa Mía. Đường Lâm đã từng được chọn làm lỵ sở trấn Sơn Tây xưa. Thời Nguyễn, Văn Miếu cùa tỉnh Sơn Tây được xây dựng trên một khu đồi thông đẹp bên bờ sông Tích, thuộc địa phận làng Mông Phụ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Văn Miếu đã bị phá hủy, nay chỉ còn lại quả chuông đồng lớn và khánh đá lưu giữ ở nhà truyền thống của Đường Lâm. Đường Lâm – Kẻ Mía ôm ấp trong mình biết bao chứng tích lịch sử – văn hóa. Trên mảnh đất Đường Lâm như còn phảng phất không khí hào hùng của một thời ngựa hí quân reo theo Bố Cái đại vương Phùng Hưng khởi nghĩa giành chính quyền tự chủ, ánh vàng son lộng lẫy của Tây cung Vương mầu – Bà Chúa Mía, và khung cảnh đô thị nhộn nhịp giao thương trên bến dưới thuyền cùa trấn sở thời trung – cận đại… Trải qua dọc dài lịch sử, với truyền thống văn hóa lâu đời, với những dấu tích văn hóa vật chất – văn hóa tinh thần, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, di tích lịch sử, phong tục tập quán… Đường Lâm xứng đáng là một làng văn hiến nghìn năm, xứng đáng với dòng chữ “hoa thiên cảnh” (Cõi trời hoa) được tạc trên cổng làng Đông Sàng/làng Mía của xã Đường Lâm hiện nay.

Những bức tường đá ong đỏ sậm mang lại nét truyền thống và cổ kính cho những ngôi nhà ở đây

Những bức tường đá ong đỏ sậm mang lại nét truyền thống và cổ kính cho những ngôi nhà ở đây

Vượt qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh tiêu biểu của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen… Bên trong hai cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã hơn 300 năm tuổi, là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc cổ xưa quần tụ trong không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước. Nét đặc sắc cùa làng cổ Đường Lâm chính là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, cổng đá ong, bậu cửa cao, nằm trong các khuôn viên có tường bao cũng bằng đá ong và những con đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường… cổng nhà thường có hình dạng quai giỏ, mềm mại vê đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Nhà các quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay “lưỡng long chầu nguyệt”. Những khuôn cửa kiểu bức bàn già nua, bình thường thì kẽo kẹt khép lại mở ra, mỗi khi có việc lại được ngả ra dùng làm bàn. Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là lịch sử, văn hoá và cũng là nơi thờ tự thiêng liêng của mồi gia đình, dòng họ. Hiện ờ Đường Lâm có gần 1000 ngôi nhà được xây dựng theo phương thức truyền thống. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850… Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm, còn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ Nho viết bằng mực tàu trên một tấm ván. Các ngôi nhà trong làng đều cỏ kiểu “nội tự – ngoại khách”, sân nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân rồi mới chảy thoát ra đường cống theo quan niệm “tụ thủy sinh tài”. Đường ngõ trong làng đều là ngõ cụt, để đề phòng trộm cướp. Nhà nào cũng có cửa bí mật và đường tất dẫn ra sân đình. Do khai thác tốt độ dốc, lại không có nhiều nghề phụ nên đường làng ngõ xóm ở Đường Lâm rất sạch sẽ và phong quang. Nét riêng biệt nhất, cũng là độc đáo nhất thể hiện trong kiến trúc của làng. Những ngả đường hình xương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ thông với nhau. Người làng đi đường nào cũng về đến nhà. Khi có việc, dân làng dễ dàng, nhanh chóng theo các con đường riêng tập hợp về một điểm, rất hữu ích trong việc phòng gian, cứu hỏa. Trên con đường làng vắng vẻ, hai bên có những dãy tường đá ong loang lổ vết rêu và các cổng nhà khép kín, màu thổ hoàng của tường đá ong rực lên trong nắng chiều xứ Đoài. Trong tâm thức của những con người nơi đây, hình ảnh của làng gắn liền với những viên đá ong. Đá ong là vật liệu quý, càng để lâu càng tốt, dùng để xây nhà không tốn nhiều công trát mà vẫn đảm bảo cho khối tường dày, đù làm mát nhà khi trời nóng, đủ sưởi ấm nhà khi trời lạnh. Trải qua năm tháng, những bức tường đá ong càng săn chắc, cứng cáp hơn, khiến con người nơi đây càng thêm tin yêu ngôi nhà, mảnh đất đang sống. Người dân Đường Lâm rất ý thức về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rằng vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của những ngôi nhà cổ là một di sản vô cùng quý báu của ông cha, là cầu nối người nay với người xưa. Đen với Đường Lâm, ta không khỏi ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian với một thế giới ẩn chứa nhiều điều bí ẩn đang dần hé mở ra trước mắt. Giữa vòng xoáy hối hả của cuộc sống hiện đại, Đường Lâm lặng lẽ khép mình vào một góc, để lưu giữ lại hình ảnh của thời quá vãng, cùa những gì tưởng như đã bị lãng quên, giữ lại một khoảng lặng để cảm nhận và hòa mình vào bầu không khí u tịch hiếm hoi đồng điệu trong tâm thức mỗi người. Đọc thêm về thông tin du lịch trong nướckhách sạn Hà Nội tại đây

Leave a Reply