Những Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Bằng Máy Bay

Ngày nay đi du lịch đã trở thành một xu hướng cùng với sự mở rộng của nhiều hãng hàng không và nhiều tuyến bay thì việc đi du lịch bằng máy bay đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Mọi người chọn đi máy bay vì sự nhanh gọn và tiện lợi, tuy nhiên di chuyển bằng cách này có thể là một cuộc “tra tấn” đối với cơ thể.

1. Mất nước

Để đảm bảo cho cơ thể không bị suy yếu khi đi máy bay bạn cần bù nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Để đảm bảo cho cơ thể không bị suy yếu khi đi máy bay bạn cần bù nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Nguyên nhân:  Hệ thống làm mát trên tàu bay làm tăng nguy cơ mất nước. Hơn nữa, sự thay đổi của áp suất khí quyển và sức nóng làm rối loạn sự lưu thông của các mạch máu. Mệt mỏi vì ngồi lâu trên khoang, vì sự thay đổi về khoảng cách thời gian trong giấc ngủ và ăn uống, dẫn đến rối loạn nhịp độ sinh hoạt, nhức đầu, mất ngủ, đầy bụng.

Lời khuyên:
-  Đi ngủ sớm hơn 01 giờ nếu đi du lịch về phía Đông, và đi ngủ chậm hơn 01 giờ nếu đi du lịch về hướng Tây.
-  Trước khi đi 3 ngày, hành khách nên ăn nhiều protein như thịt, phô mai vào các bữa điểm tâm, ăn nhiều rau, bột vào buổi chiều. Ngày thứ hai thì ăn thức ăn nhẹ như súp, trái cây, thịt nướng. Và ngày thứ ba nên ăn theo chế độ ngày thứ nhất.

2. Ù tai khi máy bay cất và hạ cánh
Nguyên nhân: Hiện tượng này xảy ra do thay đổi áp suất khi tàu bay thay đổi độ cao.

Lời khuyên: luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt hai lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra. Làm như vậy, hành khách sẽ tự cân bằng được phần nào áp suất bên trong tai với bên ngoài. Nếu đang bị ngạt mũi, nên dùng thuốc phun hoặc uống thuốc để mũi được thông.

3. Chân bị phù, chuột rút, đau cơ khắp người và cảm thấy mệt mỏi

Bạn nên vận động nhẹ nhàng tại chỗ để giữ cho cơ thể không cảm thấy mệt mỏi vì phải ngồi quá nhiều trên máy bay

Bạn nên vận động nhẹ nhàng tại chỗ để giữ cho cơ thể không cảm thấy mệt mỏi vì phải ngồi quá nhiều trên máy bay

Nguyên nhân: Việc phải ngồi quá lâu trong một chiếc ghế chật hẹp khiến cơ thể hầu như bất động hoàn toàn là nguyên nhân làm cho chân bị phù. Triệu chứng này đe dọa tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Căn bệnh này càng trở nên trầm trọng với những người bị chứng khuyết hối, nó làm tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và gây nên bệnh viêm tĩnh mạch chết người.

Lời khuyên:

- Duỗi bàn chân ra trong 5 giây rồi trở lại vị trí bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là đối với các bắt thịt.
- Uống nhiều nước, một lít nước trong năm tiếng; tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê, coca hoặc rượu. Những đồ uống này sẽ làm tăng khả năng mất nước.
- Tránh dùng thuốc ngủ hay thuốc an thần. Khi dùng những loại thuốc này, bạn sẽ không hoạt động được nhiều và nguy cơ mắc các bệnh trên tăng cao.
- Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ, làm bốn lần rồi đổi chiều, nhún hai vai rồi quay tròn; giơ cao hai tay lên trần, thay đổi tay trái rồi đến tay phải, cử động các ngón chân và bàn chân lên xuống nhiều lần. Nếu có thể nên đứng lên và đi lại một quãng để máu lưu thông  tốt.
- Tập thở chậm và sâu giúp oxy vào phổi nhiều để cung cấp cho máu. Ngoài ra, để tránh khó chịu khi ngồi trên khoang bay, nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh chỗ ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên xuống nhất. Nên mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.
- Tăng sự lưu thông máu ở chân: cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần; đứng lên (và nếu có thể), cứ hai giờ lại dời chỗ để đi một quãng; tập thở chậm và sâu; lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời nên việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu.
- Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực vật cũng rất hữu hiệu cho sức khỏe của bạn trong chuyến bay. Cây mùi tây, nho đỏ… là những loại thực phẩm làm lưu thông mạch máu và ngăn chặn bệnh phù.

Để đảm bảo cho chuyến du lịch của bạn được diễn ra thuận lợi nhất, ngoài những lưu ý về sức khỏe bạn cần phải chú ý tới các vấn đề về vé máy bay, hành lý.

Trước khi bay hãy thư giãn bằng cách trò chuyện cùng mọi người hoặc mua sắm tại các quầy hàng tại sân bay!

(Nguồn: Cục hàng không Việt Nam)

Leave a Reply