Tìm Hiểu Đất Nước Bí Ẩn Nhất Thế Giới

Vị trí địa lý
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nằm trên bán đảo Triều Tiên tại Đông Bắc châu Á, với tổng diện tích 122.762km2, có ranh giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc) và ba biển. Áp Lục Giang ở phía Tây Bắc chia Triều Tiên ra khỏi Trung Quốc, Đồ Môn Giang ở hướng Bắc tách Triều Tiên ra khỏi Nga, phía Tây là Hoàng Hải, phía Nam là Đông Trung Quốc Hải và phía Đông là Biển Nhật Bản. Các đảo đáng kể gồm có Tể Châu Đảo, Uất Lăng Đảo và Độc Đảo. Triều Tiên còn được gọi là Bắc Triều Tiên.

Triều Tiên khi ngắm nhìn từ trên cao

Triều Tiên khi ngắm nhìn từ trên cao

Phía Tây và phía Nam của vùng đất lục địa Triều Tiên là những đồng bằng phát triển, trong khi phần phía Tây và phía Đông có nhiều đồi núi. Núi cao nhất Triều Tiên là núi Bạch Đầu, cao 2744m. Phần kéo dài về phía Tây Nam của núi Bạch Đầu là cao nguyên Gaema Gowon. Về phía Nam của Gaema Gowon, nhiều dãy núi kế tiếp toạ lạc theo bờ biển phía Đông của bán đảo Triều Tiên.

Núi Trường Bạch còn gọi là Bạch Đầu

Núi Trường Bạch còn gọi là Bạch Đầu

Toàn bán đảo Triều Tiên có 8460km đường bờ biển, các bờ biển phía Tây và Nam đặc biệt khúc khuỷu, phần lớn trong số 3579 đảo của bán đảo phân bố ở bờ biển phía Tây và Nam. Phần lớn diện tích của Triều Tiên là núi (chiếm 70% diện tích), những bình nguyên có thể trồng trọt đều nhỏ và bị chia cắt bởi các dãy núi.

Núi Paektu trông như cảnh trong bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn

Núi Paektu trông như cảnh trong bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn

Những con sông ở đây chủ yếu chảy về hướng Tây, chỉ có hai trường hợp ngoại lệ là sông Lạc Đông và sông Seomjin chảy về phía Nam. Phía Nam và Tây Nam bờ biển của bán đảo Triều Tiên là đường bờ biển Lias khá phát triển. Đường bờ biển phức tạp tạo ra những biển ôn hoà và môi trường biển tĩnh lặng cho phép tàu thuyền đi lại an toàn, đánh cá và trồng rong biển. Những tấm chắn thuỷ triều lớn đang được phát triển trên bờ biển phía Nam và Tây của bán đảo Triều Tiên.

Sông Seomjin chào đón mùa xuân

Sông Seomjin chào đón mùa xuân

Bình Nhưỡng là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất của Triều Tiên. Các thành phố chính khác gồm Khai Thành ở phía Nam, Tân Nghĩa Châu ở phía Tây Bắc, Nguyên San và Hàm Hưng ở phía Đông và Thanh Tân ở Đông Bắc.

Toàn cảnh thủ đô Bình Nhưỡng với nhiều tòa nhà cao tầng

Toàn cảnh thủ đô Bình Nhưỡng với nhiều tòa nhà cao tầng

Toàn cảnh thủ đô Bình Nhưỡng chụp trên tháp Juche

Toàn cảnh thủ đô Bình Nhưỡng chụp trên tháp Juche

Khí hậu trên bán đảo Triều Tiên khác biệt rất rõ giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Nam của bán đảo có khí hậu khá ấm và ẩm giống với Nhật Bản nhờ ảnh hưởng của các dòng nước ấm từ đại dương trong đó có dòng nước ấm Tây Triều Tiên. Miền Bắc mang khí hậu lạnh và thiên về khí hậu lục địa giống như Mãn Châu. Lượng mưa hàng nắm ở thung lũng sông Áp Lục là 600mm, trong khi tại bờ biển phía Nam bán đảo là 1500mm.

Nhiệt độ vào tháng Giêng ở hai miền Nam, Bắc chênh nhau tới 20°C. Tuy nhiên, toàn bộ bán đảo có mô hình khí hậu tương đồng: giữa mùa hè có gió mùa và thường có bão nhiệt đới vào mùa thu. Mưa chủ yếu xảy ra trong những tháng hè và gần nửa lượng mưa vào thời gian gió mùa. Mùa đông lạnh giá, nhiệt độ trong tháng Giêng thường dưới 0°C, ngoại trừ đảo Jeju. Lượng mưa trong mùa đông là rất ít, chỉ một chút tuyết ngoài những vùng núi.

Đặc điểm dân cư
Hiện nay tổng số dân trên bán đảo Triều Tiên khoảng 22.900.000 người với mật độ dân số trung bình là 190 người/km2. Triều Tiên là một trong những dân tộc thuộc loại thuần chủng về ngôn ngữ và sắc tộc nhất trên thế giới, với chỉ một nhóm rất nhỏ thiểu số người Trung Quốc (khoảng gần 20.000 người) và Nhật Bản. Đa số các sắc dân khác chỉ là cư trú tạm thời, chủ yếu là người Nga và dân các nước Đông Âu khác.

Người dân trong những khung cành đời thường

Người dân trong những khung cành đời thường

Người Triều Tiên trong không khí hân hoan

Người Triều Tiên trong không khí hân hoan

Về ngôn ngữ, Bắc Triều Tiên có chung tiếng Triều Tiên với Nam Triều Tiên. Có một số khác biệt về thổ ngữ bên trong cả hai miền Triều Tiên nhưng biên giới giữa Bắc và Nam không thể hiện là một biên giới chính về ngôn ngừ.

Hiện nay đã xuất hiện một số khác biệt nhỏ, ban đầu là những từ được sử dụng trong những cải cách gần đây. Sự khác biệt ngôn ngữ đáng chú ý nhất giữa hai nước Triều Tiên là ngôn ngữ viết, với việc hạn chế những từ gốc Hán trong sử dụng thông thường ở Bắc Triều Tiên. Trái lại, ở Nam Triều Tiên các từ gốc Hán vẫn được sử dụng nhiều. Triều Tiên được định cư bởi một sắc tộc thuần nhất là người Triều Tiên. Họ sử dụng một ngôn ngữ riêng là tiếng Triều Tiên và hệ thống chữ viết đặc thù Hangul.

Kinh tế
Là nước có nguồn tài nguyên phong phú nhưng kinh tế của Triều Tiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế của Triều Tiên từ những năm 1960 đến đâu những năm 1990 phụ thuộc rất nhiều vào Liên Xô và Trung Quốc. Từ tháng 7 năm 2002, Triều Tiên thực hiện một số điều chỉnh chính sách giá, tiền lương để khắc phục khó khăn về kinh tế. Trong hai năm 2005, 2006 Triều Tiên đã chủ trương chú trọng và tập trung vào phát triển nông nghiệp, coi đây là mặt trận chủ đạo để phát triển nền kinh tế quốc dân.

Một xí nghiệp may mặc ở Triều Tiên

Một xí nghiệp may mặc ở Triều Tiên

Hiện nay, Triều Tiên đã chú trọng đến nền kinh tế mở, đã mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù là nước nghèo về kinh tế nhưng Triều Tiên vẫn có thể tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài bởi vì hiện nay, gần như tất cả các ngành kinh tế của nước này đều cần được xây dựng lại.

Văn hoá
Triều Tiên đã từng được nhắc đến trong các sách cổ của Trung Quốc như là “Cẩm tú giang sơn” và “Đông phương lễ nghi chi quốc”. Ngay từ thế kỷ thứ 7 và thứ 8, Triều Tiên đã có quan hệ buôn bán bằng đường bộ và đường thuỷ với Arabia. Xưa nhất là từ năm 845, những thương gia Ả Rập đề cập đến Triều Tiên với câu nói “Phía bên kia biển qua khỏi Trung Quốc là một đất nước nhiều đồi núi gọi là Silla, giàu vàng. Người Hồi giáo lạc đến nơi đó bị thu hút bởi những tính cách ở đó đến nỗi mà họ ở luôn nơi đó và không muốn rời đi”.

Người dân Triều Tiên tưng bùng ngày lễ hội

Người dân Triều Tiên tưng bùng ngày lễ hội

Những hội hè ở Triều Tiên thường phô diễn nhiều màu sắc sặc sỡ, được gán cho là chịu ảnh hưởng nhiều từ Mông Cổ: đỏ sáng, vàng và xanh thường đánh dấu những nét truyền thống của Triều Tiên. Những màu sáng này đôi lúc được thấy trong bộ quần áo truyền thống được biết đến như là Hanbok.

Chùa Pohyon có từ thế kỷ thứ 11 ở Hyangsan, Bắc Triều Tiên.

Chùa Pohyon có từ thế kỷ thứ 11 ở Hyangsan, Bắc Triều Tiên.

Về tôn giáo, truyền thống Khổng giáo đã thống trị ý nghĩ của ngứời Triều Tiên, cùng với các đóng góp của Phật giáo, Lão giáo và Shaman giáo. Tại Triều Tiên có một sự sùng bái cá nhân rộng rãi đối với Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, và đa số văn học, âm nhạc đại chúng, nhà hát, phim ảnh ở Bắc Triều Tiên đều là để ca ngợi hai nhân vật này.

Một sự kiện văn hoá đại chúng nổi tiếng ở Triều Tiên là thể dục đồng diễn (Mass Games), gồm có nhảy múa, thể dục, xếp hình để kỷ niệm lịch sử Triều Tiên. Mass Games được tổ chức ở Bình Nhưỡng tại nhiều địa điểm (tuỳ theo tầm vóc của lễ hội theo từng năm) kể cả ở Nhà hát Lớn Mồng 1 Tháng 5. Những màn trình diễn này có khi lên đến hơn 100.000 người tham gia.

Sự kiện đặc biệt Arirang Mass Games.

Sự kiện đặc biệt Arirang Mass Games.

Arirang Mass Games được tổ chức thường niên và bao gồm rất nhiều hoạt động trình diễn để kể câu chuyện về đất nước.

Arirang Mass Games được tổ chức thường niên và bao gồm rất nhiều hoạt động trình diễn để kể câu chuyện về đất nước.

Cũng giống như Hàn Quốc, ẩm thực Triều Tiên nổi tiếng với món kim chi, sử dụng một quá trình lên men đặc trưng để bảo quản rau cải. Ớt cũng được sử dụng nhiều, do vậy các món ăn nổi tiếng là cay. Những bữa ăn Triều Tiên hay đi kèm theo súp hay món hầm, thường được làm với bột đậu dwenjang.

Cảnh quan du lịch
Hiện nay cùng với những cải thiện về chính trị, kinh tế, Triều Tiên đã chú ý đến phát triển du lịch để thu hút nguồn ngoại tệ xây dựng đất nước. Song song với mục tiêu đó, cùng với những cảnh quan du lịch nổi tiếng đã mở cho du khách tham quan đặc biệt là du khách Hàn Quốc thì hiện nay Triều Tiên đã mở thêm một số điểm du lịch để thu hút khách du lịch đến tham quan, gồm cả núi Bạch Đầu và Khai Thành.

14

Bạch Đầu là tên một ngọn núi lửa nổi tiếng ở Triều Tiên.

Nằm ở Bắc bán đảo Triều Tiên, từ lâu Triều Tiên đã được coi là một miền đất bí hiểm với các vấn đề hạt nhân. Nhưng giờ đây, du khách bắt đầu nhận ra sự hấp dẫn của đất nước này với các công trình kiến trúc có quy mô hoành tráng và những thắng cảnh thiên nhiên còn chưa bị con người can thiệp thô bạo.

Núi Geumgangsan (còn gọi là núi Kim Cương) là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của bán đảo Triều Tiên và được xem là một trong những kỳ quan thiên của thế giới. Dãy núi này thuộc lãnh thổ của CHDCND Triều Tiên, gần ranh giới phía Đông của khu phi quân sự, chia đôi bán đảo Triều Tiên. Sức hấp dẫn lớn nhất của ngọn núi này là những ý nghĩa tinh thần của nó, đặc biệt là đối với người Hàn Quốc.Hàng năm, có hàng triệu người Hàn Quốc đến núi Kim Cương tham quan để tìm lại một nửa đã mất.

Khách du lịch tới thăm núi Bạch Đầu.

Khách du lịch tới thăm núi Bạch Đầu.

Hiện nay, Triều Tiên đã mở thêm nhiều điểm du lịch để thu hút khách tham quan nước ngoài dặc biệt là khách du lịch Hàn Quốc như mở thêm khu du lịch ở Thành phố Kaesong, khu vực núi Paekdu…

Thành phố Keasong - nhịp cầu nối 2 miền Nam Bắc

Thành phố Keasong – nhịp cầu nối 2 miền Nam Bắc

Xem chi tiết các tour du lịch Hàn Quốc tại đây!

Nguồn: Sưu tầm.

Leave a Reply