10 Năm Một Lần, Khung Cảnh Thiên Đường Nơi ” Hẻm Núi Lớn”

Sương mù che phủ toàn bộ Hẻm Núi Lớn (Grand Canyon) thường chỉ diễn ra 10 năm một lần do sự đảo ngược nhiệt độ trong không khí.

Cách đây gần một thập kỷ tại Hẻm Núi Lớn, Arizona, Mỹ xảy ra một hiện tượng thời tiết rất hiếm gặp vào khoảng cuối tháng 11, làm xuất hiện những đám sương mù dày đặc, trắng xóa trông giống như những đám mây.
Hiện tượng này được biết đến với tên gọi “Sự đảo ngược nhiệt độ”, xảy ra khi nhiệt độ của không khí bị đảo ngược so với trạng thái bình thường: không khí lạnh bị cản, ở lại dưới bề mặt trái đất bởi lớp không khí ấm hơn phía trên.

Lớp sương mây che phủ Hẻm Núi Lớn.

Lớp sương mây che phủ Hẻm Núi Lớn.

Thông thường, càng lên cao, nhiệt độ của không khí càng giảm. Đó là bởi vì hầu hết năng lượng mặt trời đã được chuyển hóa thành nhiệt tại mặt đất, không khí ấm bốc lên trên cao, nơi chúng giãn nở ra và giảm nhiệt độ. Khi sự đảo ngược nhiệt độ diễn ra, nhiệt độ của không khí lại tăng lên theo độ cao. Không khí bên trên có nhiệt độ cao hơn đóng vai trò như một cái nắp vung, cản lớp không khí lạnh hơn và sương mù ở lại.
Sự đảo ngược nhiệt độ diễn ra một hoặc hai lần một năm, điển hình vào những tháng mùa đông. Tuy nhiên, những sự đảo ngược đó chỉ diễn ra cục bộ và che phủ một vài phần nhỏ của Hẻm Núi Lớn. Sự đảo ngược gần đây nhất diễn ra chỉ một lần trong vòng mười năm, khi đó lớp sương mù che phủ hoàn toàn hẻm núi và được diễn ra trong một ngày quang mây.

Quang cảnh tuyệt đẹp của Hẻm Núi Lớn từ trên cao.

Quang cảnh tuyệt đẹp của Hẻm Núi Lớn từ trên cao.

Nhà khí tượng học Andy Mussoline của trang AccuWeather.com đã giải thích các nhân tố đóng góp làm nên hiện tượng này.
“Đầu tiên phải kể đến là lượng không khí ẩm cao hơn bình thường tại hẻm núi. Trước khi diễn ra hiện tượng mây mù che phủ, lượng mưa tại đây đo được tăng gấp 4 lần bình thường”, Andy Mussoline nói.
“Thêm vào đó, nhiệt độ trung bình tại thời điểm này trong năm là 48 độ F, có nghĩa là sẽ ít có sự bay hơn những tháng mùa hè. Điều đó tạo điều kiện cho hơi ẩm được giữ lại trong hẻm núi.

“Ngọn Hải Đăng” giữa biển mây mênh mông.

“Ngọn Hải Đăng” giữa biển mây mênh mông.

“Một khối áp cao đã di chuyển vào khu vực cuối tháng 11, làm trời quang đãng và lặng gió, hai điều kiện thời tiết quan trọng để không khí gần mặt đất có thể giảm nhiệt nhanh chóng. Sự làm lạnh trong chốc lát của mặt đất đã cho phép sự đảo ngược nhiệt độ hình thành”, Mussoline giải thích.

Nguồn: Sưu tầm

Leave a Reply