Làng cổ Đường Lâm Thanh Bạch Những Ngày Đầu Đông

Du lịch Hà Nội có lẽ đẹp nhất giai đoạn cuối thu đầu đông, khi mà cơn gió heo may ùa về cho phép người ta sống chậm lại một chút, yêu nhiều hơn và thưởng thức nhiều hơn. Nếu một ngày, bất chợt cơn gió lạnh khiến bạn muốn “làm trẻ không ngoan” trốn việc rong chơi, hay đơn giản là tìm lại về nét cổ kính ẩn trong Hà Nội tất bật ồn ã, thành cổ Đường Lâm có lẽ nên là sự lựa chọn của bạn.

Cổng làng Mông Phụ - Đường Lâm, một trong những cổng làng cổ đặc biệt còn được lưu giữ lại

Cổng làng Mông Phụ – Đường Lâm, một trong những cổng làng cổ đặc biệt còn được lưu giữ lại

Sau những bộn bề, tấp nập của cuộc sống thành thị, người ta có xu hướng tìm về những làng quê thanh tịnh, ngắm nhìn những ngôi nhà mộc mạc với mái ngói đỏ tươi, những ngôi chùa yên tĩnh líu lo chim hót, những giếng nước sân đình lác đác lá vàng rơi….Có lẽ nhiều người không ngờ được ở ngay ngoại thành Hà Nội lại có một khu làng như thế, làng cổ Đường Lâm – một nơi vẫn giữ lại được tất cả những nét mộc mạc cổ xưa thân thuộc đối với con người Việt Nam tự ngàn đời nay.

Cách Hà Nội khoảng 40km, thành cổ Đường Lâm may mắn vẫn giữ được những cổ kính xa xưa của một ngôi làng nơi đất Kẻ Chợ với những mái ngói đỏ tươi, những giếng nước gốc đa thân thuộc,  những ngôi chùa yên tĩnh mà đôi khi nghe rõ được cả tiếng lá rơi hay chim hót. Tất cả vẫn thật thân thuộc, trong veo như ký ức gọi về từ một miền tuổi thơ xa xôi, dù đôi khi cũng nhuốm màu thăng trầm của thời gian, của lịch sử. như ký ức thành Hà Nội, thuộc huyện Sơn Tây. Bạn có thể tìm đến làng cổ bằng nhiều phương tiện quen thuộc như: từ bến xe Mỹ Đình bắt xe bus 71 đến thành phố Sơn Tây hay bạn có thể đi xe máy, ô tô theo hướng đại lộ Thăng Long hoặc xuôi theo đường 32 theo chiều Nhổn – Sơn Tây. Đối với các bạn trẻ thích đi phượt thì đi xe máy cũng không xa lắm bởi làng cổ chỉ cách Hà Nội khoảng 44km.

Chùa Mía - Đường Lâm

Chùa Mía – Đường Lâm

Chẳng gì thú vị hơn khi tham quan làng cổ là rong ruổi trên những chiếc xe đạp, hay thậm chí là lững thững thả hồn bước đi vô định. Di tích đầu tiên bạn có thể ghé qua chính là đình làng Mông Phụ, công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa lúa nước Việt Nam. Qua đình làng Mông Phụ, nhớ đừng quên dừng lại nhấp chén trà ngon, nghe câu chuyện của cụ bà, dúi vội những thức quà tuổi thơ. Đến cổng làng, nhớ dừng chân ngắm cây đa khổng lồ hơn 300 tuổi trên nền những bức tường đá ong bạc màu theo năm tháng.

Nếu người Trung Quốc tự hào vì gìn giữ được ngôi làng cổ nổi tiếng Hoành Thôn thì Việt Nam có lẽ cũng thật may mắn khi hàng nghin ngôi nhà cổ truyền thống nơi Đường Lâm sau gần 400 năm vẫn vẹn nguyên vẹn tròn. Nét cổ kính hiện lên từ ngay cả những bức tường cổ, lối đi lát gạch nghiêng, hay lối kiến trúc cổ xưa nói lên vinh hoa của một thời đại

Không gian nhà cổ mở ra với nét văn hóa đặc trưng dân tộc: bàn thờ tổ tiên đồ sộ, trang nghiêm. Nhiều ngôi nhà, nếu may mắn bạn có thể thấy được những bức hoành phi với nét thư pháp cổ bằng mực tàu trên giấy đỏ thẫm. Những đồ dùng trong nhà đã già nua với thời gian tái hiện lại một bức tranh toàn cảnh chân thực về cuộc sống của cha ông ta xưa.
Một di tích khác cũng nổi tiếng không kém những ngôi nhà cổ: chùa Mía. Bạn dễ bị choáng ngợp bởi hàng trăm pho tượng cổ tinh xảo ẩn dưới góc chùa cổ kính, rêu phong. Bên ngoài sân chùa, bạn có thể thấy rất nhiều chum tương lớn thể hiện lịch sử làm tương lâu đời của người dân địa phương. Các điểm di tích nổi tiếng khác ở Đường Lâm là  nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền,…

Đền thờ Phùng Hưng tại Đường Lâm

Đền thờ Phùng Hưng tại Đường Lâm

Ẩm thực ở Đường Lâm cũng dân dã như chính những gì mà ngôi làng cổ này vốn có. Cơm trắng, gà mía luộc, canh rau muống dầm sấu,… tất cả đều mang hơi thở Bắc Bộ, tạo cảm giác gần gũi, ấm áp mà thật khó quên. Đừng quên thưởng thức bánh tẻ Phú Nhi, đặc sản của xứ Sơn Tây.

Đặc sản bánh tẻ Phú Nhi

Đặc sản bánh tẻ Phú Nhi

Leave a Reply