Taj Mahal, Lăng Mộ Mang Dấu Ấn Của Tình Yêu

Taj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra và đây chính là công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của tình yêu. Hoàng đế Mughal Shah Jahan lên ngôi năm 1627 đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal sau khi bà vừa qua đời.

Công việc xây dựng được bắt đầu từ năm 1632 và hoàn thành vào năm 1648. Một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình này và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính. Đây có lẽ là công trình hết sức độc đáo và đặc biệt bởi liên quan đến nó còn có một câu chuyện kể rằng, sau khi hoàn tất công trình này, kiến trúc sư chính đã ra lệnh chặt hết tay của những người thợ xây để không bao giờ họ còn có thể xây nên một công trình đẹp đến như thế nữa.

Đền Taj Mahal, Ấn Độ

Đền Taj Mahal, Ấn Độ

Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, nhưng thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các Di sản văn hoá thế giới”.
Vị hoàng đế của Đế chế Mughal là Shah Jahan trong giai đoạn cực thịnh của đất nước, đã nắm trong tay nhiều nguồn tài nguyên to lớn và đó cũng là cơ sở để xây dựng nên công trình kiến trúc đồ sộ đó. Năm 1631, người vợ thứ hai của ông là Mumtaz Mahal qua đời khi sinh nàng công chúa thứ hai và cũng là người con chung thứ 14 của họ. Shah Jahal đã vô cùng đau buồn và không thể nào nguôi được nỗi nhớ người vợ hết sức mến yêu của mình. Những cuốn biên niên sử triều đình thời kỳ đó đã ghi chép lại nhiều câu chuyện liên quan tới nỗi đau buồn của ông trước cái chết của vợ mình. Nguyên nhân đó chính là cơ sở của những câu “chuyện tình” thường được cho là cảm hứng tạo nên Taj Mahal.
Việc xây dựng Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của Mumtaz Mahal. Lăng chính được hoàn thành vào năm 1648, sau 16 năm xây dựng, còn các công trình xung quanh cùng vườn cây được hoàn thành 5 năm sau đó.
Lăng Taj Mahal sở hữu và cũng là nơi phát triển nhiều truyền thống kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Hindu, Ba Tư và kiến trúc Mughal trước đó.

Khu vườn trong lăng mộ Tai Mahal
Phức hợp kiến trúc này được đặt trong và ngoài một khu vườn lớn có tường bao quanh. Với kích thước 320m x 300m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá cẩm thạch ở trung tâm vườn, nằm ở khoảng giữa mộ và cổng chính, được đặt gióng theo trục Bắc Nam, phản chiếu hình ảnh của Taj Mahal càng làm cho khung cảnh lộng lẫy và tráng lệ. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi có các hàng cây và vòi phun nước càng tôn thêm vẻ quyến rũ và trong lành ở nơi đây.
Đa số các vườn ở Mughal đều có hình tam giác, với một ngôi mộ hay ngôi đình lớn ở trung tâm vườn. Khu vườn ở đây hết sức phong phú về các loài thực vật gồm hoa hồng, thuỷ tiên hoa vàng và các loại cây ăn quả.

Khu vườn trong khu phức hợp lăng mộ Taj Mahal

Khu vườn trong khu phức hợp lăng mộ Taj Mahal

Các công trình phía ngoài
Phức hợp Taj Mahal được bao quanh bởi một bức tường đá sa thạch đỏ có bố trí lỗ châu mai ở ba cạnh. Mặt quay ra con sông không có tường bao. Bên ngoài bức tường là nhiều công trình phù trợ khác, gồm cả lăng mộ của những người vợ khác của Shah Jahan, và một ngôi mộ lớn cho người hầu thân cận của Mumtaz. Các công trình đó chủ yếu xây dựng bằng đá sa thạch đỏ.
Phía bên trong, bức tường được xây mặt trước bằng những mái vòm với cột chống. Bức tường được đặt rải rác một số ngôi nhà nhỏ mái vòm, và các công trình nhỏ có thể từng được dùng làm nơi quan sát hay đài chiêm ngưỡng.

Quần thể kiến trúc đền Taj Mahal

Quần thể kiến trúc đền Taj Mahal

Cổng chính là một cấu trúc kỷ niệm được xây chủ yếu bằng đá cẩm thạch. Cổng mái vòm của nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của ngôi mộ, và trên các vòm cung pishtaq (lối đi có vòm lớn) của nó được trang trí bằng những nét chữ viết. Cổng được trang trí với các mô tuýp hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi thấp và khảm. Những vòm trần và những bức tường được trang trí các hình học phức tạp, như những hình được tìm thấy tại các công trình xây bằng đá sa thạch khác trong quần thể kiến trúc, ở góc xa nhất của quần thể kiến trúc là hai công trình xây bằng đá sa thạch đỏ lớn mở ra hai phía lăng mộ. Tường phía sau chúng song song với các bức tường bao phía Tây và phía Đông.
Thiết kế căn bản của thánh đường tương tự với các thánh đường khác được Shah Jahan xây dựng, dặc biệt là thánh đường Jama Masjid tại Delhi: một sảnh dài nổi lên với ba lớp mái vòm. Các thánh đường Mughal giai đoạn này chia sảnh điện thành ba khu vực: một điện chính với các điện nhỏ hơn ở hai bên. Tại Taj Mahal, mỗi điện dẫn tới một sảnh mái vòm lớn.

Kiến trúc mộ
Điểm nhấn của Taj Mahal là lăng mộ đá cẩm thạch trắng. Giống như hầu hết lăng mộ Mughal khác, các yếu tố căn bản đều có nguồn gốc Ba Tư: một tòa nhà với một ô cửa hình vòm, trên đỉnh là một vòm lớn.
Lăng mộ đứng trên một bệ hình vuông. Cấu trúc nền lớn và có nhiều phòng. Phòng chính là nơi đặt bia kỷ niệm Shah Jahan và Mumtaz.
Các vòm chính kéo dài trên mái toà nhà bằng cách sử dụng mặt ngoài nối tiếp. Mỗi bên vòm chính, các lối đi có mái vòm phụ được sắp xếp bên trên và bên dưới.
Thiết kế hoàn toàn đồng nhất và như nhau ở mọi phía toà nhà. Bốn tháp, ở mỗi góc chân cột, đối diện với các góc xối, tạo thành khung bao mộ.
Vòm đá cẩm thạch trên mộ là điểm đáng chú ý nhất. Nó cao bằng với nền toà nhà khoảng 35m. Chiều cao của nó nổi bật nhờ được đặt trên một cấu trúc hình trụ cao khoảng 7m. Đỉnh vòm được trang trí một bông hoa sen, với vai trò nhấn mạnh chiều cao. Đỉnh cao nhất là một hình chạm đầu mái mạ vàng, theo phong cách pha trộn Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu.

Các vòm đá phía bên trong Taj Mahal, Ấn Độ

Các vòm đá phía bên trong Taj Mahal, Ấn Độ

Hình dạng vòm được nhấn mạnh bởi bốn buồng nhỏ hơn đặt ở bốn góc. Buồng vòm tuân theo hình dạng củ hành của vòm chính. Đáy hình cột của chúng mở qua mái mộ và dẫn ánh sáng vào bên trong. Buồng cũng có đỉnh là các hình chạm đầu mái mạ vàng. Các đường xoắn ốc trang trí kéo dài từ đáy tường và là điểm nhấn quang học cho chiều cao vòm.

Tại mỗi góc của mặt nền lăng mộ là các ngọn tháp theo kiểu giáo đường Hồi giáo: bốn ngọn tháp lớn cao hơn 40m. Các ngọn tháp được thiết kế với công năng tương tự như các ngọn tháp truyền thống ở giáo đường Hồi giáo. Mỗi ngọn tháp được chia làm ba phần bằng nhau rõ rệt bởi hai ban công, dùng để rung chuông cho tháp. Trên đỉnh mỗi ngọn tháp là ban công cao nhất với một buồng trên cùng, phản chiếu lại những thiết kế trên hầm mộ. Buồng của các ngọn tháp đều có những chi tiết hoàn thiện giống nhau: thiết kế hình hoa sen, trên cùng là hình chạm đầu mái.

Bạn đang quan tâm tới du lịch Ấn Độ?

Leave a Reply