Giới Thiệu Chương Trình Biểu Diễn Nghệ Thuật Golden Bell Show

Golden Bell Show là chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian tổng hợp nhằm giới thiệu văn hóa 3 vùng Bắc – Trung – Nam Việt Nam tới khán giả. Chương trình tạo cơ hội cho khách du lịch nước ngoài tìm hiểu về văn hóa truyền thống người Việt khi đến tham quan, du lịch Hà Nội, đồng thời cho người Việt Nam ta một cái nhìn rõ nét, chân thực và sâu sắc hơn về văn hóa của dân tộc mình thông qua các loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của các vùng miền.

Bên cạnh đó, Golden Bell Show không chỉ giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế mà còn là một trong những nỗ lực góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, để lại trong mắt du khách hình ảnh về một Hà Nội, một Việt Nam hiện đại, văn minh những vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Golden Bell Show là một lựa chọn tối ưu cho không chỉ khán giả nước ngoài muốn tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam mà còn tạo điều kiện cho nhiều khán giả Việt kiều – những người con xa xứ hay những công dân Việt Nam hiện đại gợi nhớ lại những dư âm về gốc rễ văn hóa cổ truyền đặc sắc và vô giá của dân tộc. Ghé thăm Nhà hát Chuông Vàng – một trong những góc văn hóa lâu đời của Hà thành, khán giả sẽ được chìm đắm trong không gian nghệ thuật và tận hưởng những giờ phút thư giãn.

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG HÀ NỘI

Rap Chuong Vang

Rạp Chuông Vàng Hà Nội

Nhà hát Cải lương Hà Nội tọa lạc tại số 72 Hàng Bạc, con phố nổi tiếng sầm uất và đông đúc nhất phố cổ Hà Nội. Được thành lập chính thắc vào năm 1993 nhưng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có truyền thống lịch sử trước đó của các đơn vị thành viên được sát nhập: đoàn Cải lương Kim Phụng, đoàn Cải lương Chuông Vàng và đoàn Hoa Mai. Sau khi hợp nhất, nhà hát Cải lương Hà Nội có trụ sở là rạp Chuông Vàng – một trong những địa danh lịch sử được xây dựng thời Pháp thuộc. Hàng loạt các vở diễn nổi tiếng được các nghệ sĩ, đạo diễn của nhà hát cống hiến cho khán giả và được công chúng yêu mến như: Kiều, Kẻ sĩ Thăng Long, Đại thần Thăng Long, Lễ mở xiêm áo, Luận anh hùng, Mệnh đế vương, Mẹ của chúng con… Bằng chính những kinh nghiệm và thành tích đó, đoàn nghệ sĩ của Nhà hát cùng nhau xây dựng nên Chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian tổng hợp “ Golden Bell Show” .Chương trình là sự kết tinh các tiết mục đặc sắc nhất của nhà hát cũng là tâm huyết của những nghệ sĩ dàn dựng nên chương trình.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN

1. Trống hội
Hào khí Thăng Long:

Hào khí Thăng Long

Hào khí Thăng Long

Màn múa được dàn dựng công phu với cờ và trống, tái hiện âm hưởng hào hùng và sôi động của không khí lễ hội xưa trên khắp các vùng miền. Tiết mục cũng giới thiệu đến khán giả tầm quan trọng của nhạc cụ Trống trong đời sống văn hóa người Việt.

2. Mời trầu – Dân ca quan họ Bắc Ninh:

Tục mời trầu, Quan họ Bắc Ninh

Tục mời trầu, Quan họ Bắc Ninh

Làn điệu dân ca ngọt ngào và lối hát tình tứ đưa người nghe đến khám phá vùng đất Kinh Bắc – cái nôi của văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam. Miếng trầu là đầu câu chuyện, lời hát hay cũng chính là lời chào đón khách đến chơi nhà.

3. Dạ cổ hoài lang:

NSƯT Thanh Hương với bài “Dạ cổ Hoài Lang”

NSƯT Thanh Hương với bài “Dạ cổ Hoài Lang”

Bài ca “vua” trên sân khấu Cải lương Nam Bộ được thể hiện bởi NSƯT Thanh Hương – một trong những nghệ sĩ có giọng ca cải lương được nhiều người mến mộ. Âm hưởng da diết hay cũng chính là tiếng nấc, tiếng than của tình yêu đôi lứa bị chia lìa; là nỗi nhớ thương của người thiếu phụ với người chồng ngoài tiền tuyến.

4. Múa chăm:

Múa Chăm

Múa Chăm

Âm thanh quyến rũ và những nét uyển chuyển, mềm mại của điệu múa Chăm tái hiện lại hình ảnh các thiếu nữ Chăm khéo léo bên chiếc bình gốm. Tiết mục phần nào đem đến cho người xem cái nhìn về đời sống tinh thần, tâm linh phong phú của người Chăm xưa.

5.  Lên đồng

Lên đồng

Lên đồng

6. Kịch ngắn “ Tên trộm đêm Giao thừa”

Vở kịch ngắn - Tên trộm đêm Giao thừa

Vở kịch ngắn – Tên trộm đêm Giao thừa

Vở kịch lấy bối cảnh là đêm giao thừa, khi một tên trộm tình cờ lẻn vào nhà bà lão mù. Bằng tình cảm chân thành, sự nhân hậu và lòng bao dung bà lão đã cảm hóa tên trộm. Vở kịch là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật cải lương và lối kịch nói truyền thống.

7. Lý Ngựa Ô:

Lý Ngựa Ô

Lý Ngựa Ô

“Lý ngựa ô” là bài hát đặc trung cho làn điệu lí miền Nam. Với tiết tấu nhanh và vui nhộn, bài hát đã thể hiện niềm vui háo hức trong ngày trọng đại của đôi lứa và cũng là những mong ước tốt đẹp nhất của chú rể dành cho cô dâu mới của mình.

8. Cồng chiêng Tây Nguyên:

Cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng Tây Nguyên

Mang âm hưởng rộn ràng vui tươi của những bản làng Tây Nguyên trong những dịp lễ hội, tiết mục múa cồng chiêng Tây Nguyên đưa khán giả bước vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – một trong hai Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam do UNESCO công nhận.

9. Múa sáo:

Múa Sáo

Múa Sáo

Sự uyển chuyển mềm mại trong từng bước di chuyển, kết hợp với tiếng sao du dương và vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng của thiếu nữ Việt, màn múa sáo khắc họa một nét đẹp khác của văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

10. Múa sạp:

Múa Sạp

Múa Sạp

Múa sạp là một trong những tiết mục được mong chờ nhất trong chương trình và là cơ hội cho khán giả tham gia vào điệu múa của các dân tộc Tây Bắc cùng các nghệ sĩ. Trong tiếng nhạc rộn ràng, khán giả cùng các nghệ sĩ nắm tay nhau thực hiện điệu múa như một hình ảnh đẹp của sự gắn kết giữa người với người cũng như tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

ĐOÀN NGHỆ SĨ

1. Tổng đạo diễn chương trình:

NSƯT Trần Quang Hùng ( Giám đốc nhà hát )

NSƯT Trần Quang Hùng ( Giám đốc nhà hát )

2. Đoàn nghệ sĩ:
Bao gồm những nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, kinh nghiệm đã góp phần tạo nên thành công, tên tuổi cho Nhà hát. Bên cạnh đó là đoàn diễn viên múa trẻ trung, tài năng.

3. Lễ tân
Le Tan

Đội ngũ lễ tân trẻ trung, năng động  có trình độ giao tiếp Tiếng Anh tốt, luôn nhiệt tình giải đáp thắc mắc và sẵn sang hỗ trợ khán giả.

4. Cơ sở vật chất:

Nhà hát có sức chứa lên tới 140 ghế. Cơ sở vật chất đáp ững được tiêu chuẩn của một Nhà hát có quy mô. Bên cạnh các thiết bị kĩ thuật thông thường. Nhà hát được trang bị thêm hệ thống tai nghe và máy chiếu để phục vụ cho khán giả quốc tế. Không chỉ vậy, nhà hát còn có triển lãm sưu tầm tranh văn hóa tại tiền sảnh, hoạt động này nhằm cho du khách có thể hiểu hơn về văn hóa Việt Nam.

BÁO GIÁ:

Giá vé:
• Vé thường: 130.000 vnđ
• Vé VIP : 180.000 vnđ ( hỗ trợ tai nghe cho người nước ngoài)
• Vé miễn phí : dành cho trẻ em dưới 6 tuổi
Giảm giá vé cho các trường hợp đặc biệt sau: sinh viên, học sinh, người già,  thương binh, liệt sĩ…
Giá vé được giảm là : Vé thường: 100.000 vnđ
Vé V.I.P: 130.000 vnđ

Thời gian biểu diễn: 20:00 – 21:07.  Tối thứ bảy hàng tuần.

Địa điểm:  72 Hàng Bạc – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Lưu chú:
-  Có chiết khấu theo thỏa thuận.
- Mức giá trên bao gồm thuế VAT (10%)
- Sô lượng ghế: 140
Ngoài lịch chiếu cố định, Golden Bell Show có thể mở thêm các buổi diễn khác tùy theo nhu cầu của các Công ty lữ hành, báo giá, liên hệ chi tiết với đại diện của Nhà hát.

Hotline: 0981. 121. 872
Rap cai luong Chuong Vang

Leave a Reply