Khám Phá Những Danh Thắng Nổi Tiếng Campuchia

Angkor Wat

Angkor là một quần thể kiến trúc với hơn 1000 ngôi đền bằng đá do các vị vua trị vì đế quốc Khơmer cổ đã xây dựng gần Xiêm Riệp đầu thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể di tích Angkor rộng khoảng 420km2, nằm cách Phnôm Pênh 317km về phía Bắc. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khơmer. Nổi bật trong hơn 1000 ngôi đền trong Quần thể này là Angkor Wat- một ngôi đền lớn nhất.
Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là Đế Thiên, còn Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên – Đế Thích. Theo tiếng Khơmer, Angkor có nghĩa là thành phố, Wat có nghĩa là đền hay chùa. Nơi đây thờ vị thần Visnu của Ân Độ giáo và cũng là nơi định đô của các đế Khơmer. Cho đến nay, Angkor vẫn được xem là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, là tuyệt đảnh của nghệ thuật và kiên trúc Khơmer.

Đền Angkor Wat, Campuchia

Đền Angkor Wat, Campuchia

Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113 – 1150). Mới đầu để thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo, về sau khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá huỷ và các nhà vua Khơmer bỏ về Phnôm Pênh (thế kỷ 15), Angkor Wat rơi vào lãng quên, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Đường vào đền Angkor Wat là đoạn cầu đá dài bắc qua hồ nước bao quanh đền. Đền Angkor Wat hình chữ nhật, dài 1500m, rộng 190m. Đền đẹp nhất và huyền bí nhất là vào lúc hoàng hôn. Dưới ánh hoàng hôn, đền Angkor Wat với các tháp và đá giống như một khối vàng rực rỡ ẩn hiện dưới bóng cây thốt nốt. Đền Angkor Wat đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1992.

Khu Angkor Wat có chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là ngôi đền duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở phía Tây, hướng mặt trời lặn. Cách thiết kế này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói loà của mặt trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh “núi vũ trụ Mêru” của người Ấn Độ. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá ở trần phòng, hành lang, các lan can… thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khơmer cổ đại.

Đền Angkor Wat được bao quanh bởi nhiều kinh hào và hồ chứa nước

Đền Angkor Wat được bao quanh bởi nhiều kinh hào và hồ chứa nước

Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm nghìn du khách từ khắp nơi trên thế giới du lịch Campuchia.
Xung quanh ngôi đền, có kênh hào bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và đẹp, với quy mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83.610m2. Trung tâm của thánh điện là toà tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh toà tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.

Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong nhiều tư thế. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm mét thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia.

Trên Động Môn của tầng thứ hai có khắc hơn 1500 pho tượng Phật nhỏ. Trên tầng thứ ba mỗi góc đều có một tháp Phật, ở giữa một tháp Phật lớn. Tháp Phật ở giữa cao 65m. Tương truyền rằng vương triều Angkor tổng cộng đã huy động trên 15 triệu người và rất nhiều voi lớn, họ đã vận dụng kỹ thuật kiến trúc cao siêu và mất hơn 80 năm nữa có thể xây dựng nên Angkor Wat. Angkor Wat là một trong 7 kỳ tích lớn của thế giới, nó là tinh hoa của quần thể kiến trúc Angkor, nhắc đến Angkor và Campuchia là người ta nhắc đến Angkor Wat.
Liên quan đến đền Angkor Wat còn có một câu chuyện thần thoại bắt đầu từ đời xưa, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy mức chính xác của nó nhưng có thể sự tích núi Mêru trong Ấn Độ giáo đã có một mối liên quan nào đó đến hình thức những ngôi đền Angkor.

Khu quần thể di tích Angkor Wat này mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ưa thích lịch sử và khám phá tới thăm mỗi năm

Khu quần thể di tích Angkor Wat này mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ưa thích lịch sử và khám phá tới thăm mỗi năm

Câu chuyện thần thoại bắt đầu bằng một tình yêu. Đó là một tình yêu của thần Hindu, khác hẳn với người nhà Phật vốn sống chay tịnh, đánh dấu bằng một cuộc hôn phối tốt đẹp giữa Inđra (thần Sấm, thần Sét và vua của các thần) với một bà hoàng sắc nước hương trời ở nơi trần thế. Và kết quả, một hoàng tử không ai đọ nổi về vẻ đẹp và lòng tốt tên là Preah Két Mealea đã ra đời. Vì được sinh ra trong lòng hoàng hậu nên Preah Két Mealea đã trở thănh hoàng tử kế vị ngôi vua ở Inđraprast. Inđra mang cậu lên trời sống trên núi Mêru, đỉnh núi cao nhất.

Kết quả là chốn đào nguyên đầy tiện nghi và thơ mộng với những cung điện tường xây bằng vàng mười và những vòm mái khảm dát vô số kim cương và ngọc quý, với những nàng tiên xinh đẹp nhảy múa ca hát chẳng bao giờ dứt làm cho vị hoàng tử trẻ không muốn trở về nơi hạ giới nữa. Nhưng các thần không bằng lòng cho con của một người trần sông với mình và đòi Inđra trả hoàng tử về hạ giới. Không còn cách nào khác, thần Inđra đã phải đem chú bé xuống hạ giới. Đã quen với cuộc sông trên thiên giới, Preah Két Mealea cảm thấy buồn bã trong cung điện của vua cha và xin thần Inđra cho mình lên trời. Nhưng điều đó là không thể và Inđra đã phải hứa cho con mình một công trình kiến trúc và một điều kiện sống tương tự như trên thiên giới ở dưới hạ giới. Thần Inđra đã sai một vị “kiến trúc sư” vĩ đại của các thần là Preah Pisnuka xây ngay trên mặt đất cho hoàng tử một lâu đài tráng lệ và giống hệt lâu đài của thần Inđra trên thượng giới. Trong một đêm các thần đã xây dựng xong toà lâu đài – đó chính là Angkor Wat. Ngày nay, trên các phiến đá ở Angkor Wat người ta còn thấy những lỗ tròn dấu tay bê đá của các thần.

Angkor Thom
Trong quần thể di tích Angkor còn có thành phố cổ Angkor Thom rất nổi tiếng.
Angkor Thom còn được gọi là Angkor lớn, được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 thời Vua Jayavarman VII. Điển hình về kiến trúc trong Angkor Thom là đền Bayon. Ngôi đền này có 54 ngọn tháp với tổng cộng 216 gương mặt đá nhìn vê bốn hướng. Mỗi gương mặt đá mang một tâm trạng vương vấn lòng du khách. Có giả thiết cho rằng đó là gương m Angkor ặt Phật. Song cũng có ý kiến cho rằng đó là gương mặt của Vua Jayavarman VII – vị vua đã đưa văn hoá Angkor phát triển rực rỡ với việc góp phần xây dựng đến 1/5 số đền tháp thời Angkor.

Những pho tượng mặt người tại đền Bayon, quần thể đền Angkor Thom

Những pho tượng mặt người tại đền Bayon, quần thể đền Angkor Thom

Angkor Thom là khu tập trung khá dày đặc các đền đài do vua Jayavarman VII (1181 – 1201) xây dựng. Khu vực này có hình vuông 3000 X 3000m, có tường thành cao 7m vây quanh, bên ngoài có hai lớp hào nước bảo vệ. Bốn mặt tường thành đều có cổng lớn ở chính giữa hướng về bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc. Riêng mặt phía Đông có thêm cổng thứ hai dẫn thẳng tới hoàng cung mang tên cổng “Thắng lợi”, giữ vai trò như một Khải hoàn môn chào đón các đoàn quân chiến thắng trở về. Giữa tâm của Angkor Thom là đền núi Bayon, công trình gây ấn tượng nhất của kiến trúc Angkor.

Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong. việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng tại mỗi tháp.
Đường vào cửa Angkor Thom rất ấn tương, hai bên là các tượng thần ôm thân con rắn bảy đầu dài khoảng vài trăm thước. Trung tâm của thành phố cổ Angkor Thom là đền gay on, với bốn cửa theo bốn hướng. Kế tiếp Bayon về phía Tây Bắc là cung diện của vua Phimanakas. Vì thế Angkor Thom có hai trung tâm thể hiện hai thời kỳ lịch sử xây dựng khác nhau, cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Xiêm Riệp 7,2km về phía Bắc, cách cổng vào đền AngkorWat 1,7km về phía Bắc. Các bức tường thành (cao 8m, dài 3km, bên ngoài là hào nước) bao quanh một khu vực rộng 9km2. Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều có một cổng thành. Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. Một cổng khác – cổng Chiến Thắng – nằm cách cổng phía Đông 500m, con đường Chiến Thắng chạy song song với con đường phía Đông để dẫn tới quảng trường Chiến Thắng và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon.

Đền Bayon là niềm kinh ngạc lớn nhất trong thế giới nghệ thuật

Đền Bayon là niềm kinh ngạc lớn nhất trong thế giới nghệ thuật

Trung tâm của quần thể kiến trúc Angkor Thom và cũng là tác phẩm kỳ lạ nhất của Jayavacman VII là đền Bayon hình ảnh tuyệt vời nhất về nghệ thuật biểu tượng Khơmer. Bayon là một trong những niềm kinh ngạc lớn nhất của giới nghệ thuật. Nó phóng khoáng hơn Angkor Wat, bay theo chiều cao với một sức mạnh lớn hơn, nhưng khối tích thì nhỏ hơn Angkor Wat.
Vẫn bố cục theo kiểu kim tự tháp ba tầng có nền cao dần lên, hai tầng ngoài cùng có hành lang kín được trang trí các bức tượng chạm khắc trên đá, chu vi chỉ khoảng 600m nhưng kiểu tổ hợp của Bayon rất đa dạng và linh hoạt. Điểm đáng chú ý nhất là hệ thống tháp tạo mặt người của Bayon. Tất cả những tháp lô xô vây xung quanh gần như đối xứng trục quanh tháp lớn trung tâm, có đường kính 25m và cao vượt lên 43m so với mặt đất.
Bayon gồm 54 toà tháp, với 216 mặt Phật, lô nhô như một rừng đá, tạo nên ấn tượng vừa linh thiêng vừa hùng vĩ của ngôi đền. Mỗi toà tháp có bốn mặt người, cao từ 1,8m đến 2,5m, nhìn ra bốn hướng. Đó là những tháp đá tạc mặt người với “nụ cười Angkor” nổi tiếng.

Chùa Ngọc Xanh
Nằm ở phía Bắc vương thành Campuchia, nó còn được gọi là “Ngân cung” (cung bạc). Bên trong ngôi chùa này có một phật ngọc xanh được điêu khắc bằng cả một hòn ngọc cao khoảng 0,5m, đây là một trong những bảo vật quý hiếm nhất của Campuchia. Cũng chính vì thế mà ngôi chùa này đã trở nên nổi tiếng. Mặt sau của ngôi chùa này được lát bằng gần 150.000 viên gạch bạc chạm khắc hoa văn. Bên trong ngôi chùa này có rất nhiều tượng Phật vàng với những kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tất cả những pho tượng này đều được đúc bằng vàng và chúng được chạm khắc rất tinh tế, đẹp mắt. Đây là ngôi chùa hoa lệ nhất của Campuchia.

Chùa Ngọc Xanh - Ngân Cung, Campuchia

Chùa Ngọc Xanh – Ngân Cung, Campuchia

Cùng tuyến du lịch ở thủ đô Phnom Penh, du khách còn có thể tham quan Tháp Sơn, Vương thành Campuchia, chợ trung tâm, Cung Nữ Vương, chùa Ngân Các, chùa Wat Phnom… cùng nhiều đền, chùa và cung điện hấp dẫn khác.
Tháp sơn (Núi Tháp) nằm ở phía Bắc phố lớn thuộc trung tâm thành phố Phnom Penh, có một con đường bậc đá được rải rất ngăn nắp, chỉnh tề và con đường này kéo dài lên tận đỉnh núi. Hai bên đường có lan can để vịn tay. Đây được coi là con rồng dài dằng dặc điêu khắc bằng đá kiểu Angkor, nó được chạm khắc rất tinh xảo. Trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ, trong chùa có rất nhiều những bức phù điêu mang phong cách của dân tộc Campuchia. Bên cạnh ngôi chùa này có Phật tháp cao khoảng 30m, mũi tháp cao chọc trời, trông ngôi tháp này rất hùng vĩ và tráng lệ. Trên đỉnh núi thời tiết mát không khí trong lành. Đứng trên đỉnh núi có thể bao quát được toàn bộ cảnh sắc của toàn thành phố Phnôm Pênh.

Chùa Wat Phnom, Campuchia

Chùa Wat Phnom, Campuchia

Vương thành Campuchia nằm ở một nơi cách phía Đông núi Tháp khoảng 2km. Đây là quần thể kiến trúc huy hoàng vàng son lộng lẫy, nó được cấu tạo nên bởi những công trình kiến trúc như cung hội nghị, cung vua, điện ngọc báu, chùa ngọc lục… Hiện nay Vương thành là viện bảo tàng quốc gia.
Chùa Ngân Các được xây dựng vào năm 1829. Ngôi chùa này được xây dựng bằng những tảng đá lớn nhập từ Italia. Bên trên nóc miếu Phật ở bên trong ngôi chùa này được lợp bởi 5000 viên ngói bạc. Bên trong chùa còn có rất nhiều báu vật, kể cả pho tượng Phật bằng vàng chạm đá nặng 90 gam và bức bích hoạ khảm vàng.
Chùa Wat Phnom nằm ở gần bia Độc Lập, được xây dựng năm 1934. Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Phnom Penh, là quảng trường vui chơi và là nơi tiến hành lễ hội tôn giáo của người dân Phnom Penh. Trona chùa có thờ tượng Thích Ca Mâu Ni. Trong tháp ở phía Tây chùa đặt thi thể của quốc vương Boli Wat. Chùa Wat Phnom cao 27m, là nơi cao nhất của thủ đô Phnom Penh, đứng trên đỉnh chùa có thể quan sát toàn cảnh thủ đô Phnom Penh. Đến đây du khách có thể cưỡi voi đi dạo.

Leave a Reply