Một Thoáng Mông Cổ

Vị trí địa lý
Cộng hoà Mông cổ (Mongol) là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía Bắc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về phía Nam. Với diện tích 1,56 triệu km2, Mông cổ là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai thế giới, sau Kazakhstan. Diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người (2007) nên Mông cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông cổ là Ulan Bator.

Sa mạc Gobi Mông Cổ

Sa mạc Gobi Mông Cổ

Trung tâm Mông cổ là thảo nguyên tương đối bằng phẳng. Phần phía Nam bị bao phủ bởi sa mạc Gobi, trong khi phía Bắc và Tây là núi. Hồ Uvs Nuur, chung với Cộng hoà Tuva thuộc Liên bang Nga là một di sản tự nhiên thế giới.
Hầu như toàn bộ đất nước Mông cổ có nhiệt độ cao trong mùa hè và rất lạnh vào mùa đông, với nhiệt độ trung bình của tháng 1 xuống dưới -30°C. Mông cổ mang khí hậu hàn đới lục địa, ít mưa, lạnh kéo dài suốt 6 tháng mùa đông và mùa xuân. Ulan Bator là thủ đô có nhiệt độ trung bình thấp nhất thế giới trong tất cả các thủ đô.
Mông Cổ có địa hình sa mạc, bán sa mạc, có thảo nguyên mênh mông, có núi non ở miền Tây, Tây Nam, sa mạc Gobi ở miền Đông Nam. Núi cao nhất là rặng núi Altai, cao trên 4267m. Các sông chính là Selenge, Moron.

Đặc điểm dân cư
Theo thống kê năm 2007, Mông cổ có khoảng gần 3 triệu người. Do có diện tích rất rộng lớn nên mật độ dân số ở đây rất thưa thớt, thấp nhất thế giới, với 1,8 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu ở thủ đô Ulan Bator.
Do đặc điểm địa hình nên 2/3 dân số Mông Cổ sống du mục, tự cung tự cấp. Đặc thù cuộc sống nay đây mai đó nên con em của người dân du mục đều tập trung trong các trường nội trú tại Thủ đô Ulan Bator và các trung tâm hành chính tỉnh, nghỉ hè thì theo cha mẹ du mục trên thảo nguyên. Cuộc sống phóng khoáng trên thảo nguyên giúp người Mông Cổ có một thứ âm nhạc đầy sức sống, sôi nổi, lôi cuốn với giai điệu lạ và giàu tiết tấu.
Gia súc phổ biến của người dân du mục Mông cổ là ngựa, cừu, bò và lạc đà, trong đó ngựa chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Ngựa là phương tiện giao thông thuận tiện trên thảo nguyên, là nguồn thực phẩm duy nhất vào mùa hè, là nguyên liệu chế biến thực phẩm chủ yếu cho mùa đông.

Mông Cổ là một trong những đất nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới và chủ yếu sống du mục nay đây mai đó

Mông Cổ là một trong những đất nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới và chủ yếu sống du mục nay đây mai đó

Bạn đang quan tâm tới thông tin du lịch Nepal?

Từ khi ngành du lịch Mông cổ phát triển thì người dân du mục cũng có thêm một khoản thu nhập: tiếp du khách trong lều của mình. Một tiếng thăm lều, được phục vụ các món ăn dân tộc, du khách trả chưa đầy 10 USD (cho một nhóm 15 người). Du khách có thể thuê ngựa hoặc lạc đà chụp ảnh hay chỉ khoảng 1 USD du khách có thể cưỡi ngựa khoảng 15 – 20 phút. Nhiều du khách thích đến Mông cổ để được tận hưởng những cái thú du mục đó.
Người dân Mông cổ dùng tiếng Khalkha Mông cổ, tiếng Hán, tiếng Thổ và tiếng Nga trong đó tiếng Mông cổ là ngôn ngữ chính thức của Mông cổ. Về tôn giáo, Phật giáo Tây Tạng chiếm đa số, ngoài ra còn có Hồi giáo. Thành phần sắc tộc của Mông cổ tương đối thuần nhất, chiếm đại đa số là người Mông cổ (chiếm 95%), còn lại là người Thổ (5%).

Kinh tế và văn hoá
Về kinh tế: Nền kinh tế Mông cổ chủ yếu là chăn nuôi gia súc lớn trên đồng cỏ, khai khoáng và công nghiệp chế biến. Ngành chủ dạo là chăn nuôi trên đồng cỏ với khoảng 30 triệu con gia súc. Ngoài ra, Mông cổ còn có nguồn khoáng sản dồi dào, mỗi năm khai thác trên 35 nghìn tấn đồng, trên 10 tấn vàng, 13 nghìn tấn dầu thô; sản xuất, chế biến, xuất khẩu 2,7 nghìn tấn lông dê mịn (chiếm 30% thị trường thế giới). Từ năm 1990, Mông cổ chuyển sang kinh tế thị trường, thành phần kinh tế tư nhân chiếm khoảng 70% GDP. Tăng trưởng kinh tế năm 2003 đạt 5,3%, 2005 đạt 6,3%, 2006 đạt 6,8%. GDP tính theo đầu người khoảng 2000 USD / người (năm 2005).

Hiện nay, người dân Mông Cổ vẫn sống theo lối du mục. Cuộc sống du mục của họ hiện nay không thay đổi mấy so với tổ tiên của họ: vẫn nay đây mai dó trên thảo nguyên bao la với những chiếc lều trắng tròn, cùng một đàn gia súc – tài sản lớn nhất của một gia đình. Dù vậy đời sống của dân du mục Mông cổ khá tiến bộ: ngoài những thứ trên mỗi gia đình dân du mục còn có thêm tivi, xe máy, máy phát điện, sử dụng pin mặt trời đang phổ biến. Điện thoại cũng bắt đầu đi vào đời sống của họ. Các công ty Hàn Quốc cũng đang triển khai dự án phủ sóng điện thoại di động toàn lãnh thổ rộng lớn của Mông cổ trong vòng 2 năm tới.

Người dân du mục Mông Cổ đang ca hát bên đống lửa lại trong túp lều du mục của mình

Người dân du mục Mông Cổ đang ca hát bên đống lửa lại trong túp lều du mục của mình

Về văn hoá: Do nếp sống du mục để chăn nuôi gia súc nên người Mông Cổ thường sống trong lều trên thảo nguyên. Nghệ thuật ca hát của họ được gọi là Khoomii. Lễ hội lớn nhất của Mông cổ là lễ Naadam. Đây là lễ hội có tính chất quốc gia, được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7 hàng năm nhằm kỷ niệm ngày Thành Cát Tư Hãn thành lập Nhà nước Mông cổ (1206). Trong lễ hội, có 3 môn thể thao truyền thống của Mông Cổ được tổ chức thi tài là đua ngựa, bắn cung và đấu vật.
Những túp lều của người dân Mông cổ trên các thảo nguyên bao la cũng là một nét văn hoá đặc sắc của người dân nơi đây. Chúng được xem như một tuyệt tác của cuộc sống hòà quyện với thiên nhiên của người dân. Lều là những ngôi nhà hình tròn với hai cột đặt cách nhau khoảng 1-1,2m đỡ bộ khung. Tâm của vòng tròn, chính giữa nhà, là nơi đặt bếp lò với một ống khói cao, vươn qua mái nhà đưa khói ra ngoài. Bộ khung của lều được phủ ba lớp: bên ngoài cùng là lớp vải bạt màu trắng, kế đến là một lớp vật liệu kiểu da thô bằng lông thú nén lại, có tác dụng cách ĩihiệt, bên trong là thảm trang trí hoặc một lớp da lông thú. ỊựỊột khoảng trống trên mái lều đóng vai trò như đồng hồ (căn cứ vào bóng nắng soi qua cái lỗ này mà người dân xác định giờ chăn thả gia súc. Mọi kích thước của lều dược tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, còn dồ dùng cũng được tính toán kích thước thích’hợp để đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho một gia đình và tiện lợi chuyên chở khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Cảnh quan du lịch

Một túp lều trơ trọi giữa thảo nguyên mênh mông bát ngát cùng với những đàn gia súc

Một túp lều trơ trọi giữa thảo nguyên mênh mông bát ngát cùng với những đàn gia súc

Đến với Mông cổ là du khách đến với thảo nguyên xanh bạt ngàn với vẻ đẹp hoang sơ của nó. Buổi sáng, du khách sẽ được nghe tiếng người dân du mục gọi nhau í ới vang vọng trên thảo nguyên bao la. Buổi trưa lắc lư trên lưng lạc đà ngắm cảnh sa mạc đẹp khắc nghiệt cô liêu. Chiều rạp người trên mình ngựa phóng về hướng Tây đuổi theo ánh tà dương. Tối về ngồi quanh bếp lửa của một gia đình du mục, được họ mời dùng món thịt cừu nướng, uống loại rượu làm từ sữa ngựa và nghe nhạc dân gian.
Đa số du khách đều cho rằng họ đến Mông cổ vì cảnh đẹp nguyên sơ của nơi đây. Trải dài 1500 km từ Đông sang Tây, thiên nhiên ở Mông cổ làm ngây ngất du khách với những cồn cát vĩ đại ở sa mạc Gobi (Qua Bích), những thảo nguyên bao la để du khách trải lòng mình với những cồn cát vĩ đại, ngọn núi hùng vĩ khiến người ta cảm thấy mình thật nhỏ bé. Nước ngọt tinh khiết ở những con sông ở hồ tại đây làm hài lòng bất cứ nhà thám hiểm nào. Đặc biệt, đến những chùa cổ kính tạo bầu không khí hoài cổ và huyền bí của Phật giáo Mật tông.

Đến Mông cổ, bạn có thể tham gia vào một chuyến đi ngược về thế kỷ 13 để trải nghiệm cuộc sống của một huyền thoại Mông cổ – Thành Cát Tư Hãn. Bắt đầu ở Công viên Quốc gia Khentii, một thắng cảnh kết hợp giữa núi, rừng, thảo nguyên và sông hồ. Để gợi lại bầu không khí ở thế kỷ 13, du khách có thể mặc áo giáp trụ và vũ khí thời đó để cùng chinh phục những cảnh đẹp trên lưng ngựa xuyên suốt cuộc hành trình.

Lễ hội Naadam tại Mông Cổ

Lễ hội Naadam tại Mông Cổ

Để chuyến đi thêm phần mạo hiểm, bạn hãy thử cưỡi lạc đà dạo chơi trên sa mạc. Lạc đà Bactria có hai bướu là phương tiện di chuyển thoải mái hơn ngựa vì nó đi chậm hơn và từ tốn hơn. Trên đường từ thủ đô Ulan Bator đến tỉnh Trung Gobi hãy ghé thăm một con suối với loại nước giúp mắt sáng hơn. Sau dó là Yol Am (Thung lũng đại bàng), một cảnh quan ngoạn mục có cả tuyết rơi vào mùa hè và những vách đá dựng đứng làm nên một hẻm núi lạ thường. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cồn cát Khongor, đó là cồn cát lớn nhất Mông cổ với độ cao 800m. cồn cát thay đổi màu theo từng giờ trong ngày từ màu vàng sang màu bạc rồi đến màu hồng. Cuối cuộc hành trình là Bayanzag, nơi phát hiện trứng và xương khủng long vào năm 1920.
Du khách cũng không nên bỏ qua ngôi đền Ongi, nơi tu hành của hàng nghìn vị Lama (thầy tu). Đây chỉ là phần còn sót lại của tu viện Bari Yonzon Hamba. Trên đường đi là những khám phá về cuộc sống thảo nguyên.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia vào lễ hội Naadam, đây là cơ hội tuyệt vời để du khách khám phá văn hoá và con người nơi thảo nguyên. Bên cạnh đó, với 4000 con sông và hơn 30 hồ nguyên sơ, Mông cổ là nơi tuyệt vời dành cho những ai thích câu cá. Nhiều loại cá ở đây tương tự như ở các con sông của châu Âu nhưng to và ngon hơn nhiều. Tại đây có loài cá Taime rất lớn và nhiều loài cá lớn khác là điều Ịciện tuyệt vời cho du khách có được những cảm giác được thử thách và giật cần câu giữa thiên nhiên trong lành.

Leave a Reply