Một Thoáng Sri Lanka

Vị trí địa lý
Sri Lanka có tên gọi chính thức là Cộng hoà Dân chủ Xã hội chủ nghĩa Sri Lanka, theo phiên âm Hán Việt gọi là Tích Lan, là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á, nằm cách khoảng 31km ngoài khơi bờ biển phía Nam Ấn Độ với diện tích là 65.610km2, đứng thứ 121 trên thế giới. Nước này thường được gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương Thủ đô của Sri Lanka là Sri Jayawardenepura Kotte thành phố lớn nhất là Colombo. Là một đường nối hàng hải chiến lược giữa Tây Á và Đông Nam Á, Sri Lanka từng là trung tâm tôn giáo và văn hoá Phật giáo thời cổ.

Sri Lanka được mệnh danh là Hòn ngọc Ấn Độ Dương

Sri Lanka được mệnh danh là Hòn ngọc Ấn Độ Dương

Hòn đảo Sri Lanka nằm ở Ấn Độ Dương, phía Tây Nam Vịnh Bengal và phía Đông Nam biển Ả Rập. Nó ngăn cách với tiểu lục địa Ấn bởi Vịnh Mannar và Eo biển Palk. Chiều rộng của Eo biển Palk khá hẹp nên từ bờ biển Sri Lanka có thể quan sát thấy điểm xa nhất gần thị trấn Rameswaram của Ấn Độ. Hòn đảo với hình dạng viên ngọc trai này chủ yếu gồm các đồng bằng bằng phẳng, núi non chỉ có ở phần trung Nam. Núi Sri Pada với điểm cao nhất là Pidurutalagala cao 2524m và các con sông chính khác là nguồn cung cấp nước ngọt cho đất nước này.

Hòn đảo Sri Lanka nằm ở Ấn Độ Dương, phía Tây Nam Vịnh Bengal và phía Đông Nam biển Ả Rập

Hòn đảo Sri Lanka nằm ở Ấn Độ Dương, phía Tây Nam Vịnh Bengal và phía Đông Nam biển Ả Rập

Sri Lanka là một đảo quốc nhiệt đới khá nóng. Vị trí nằm giữa vĩ dộ 5 và 10 độ Bắc khiến nước này có khí hậu ấm, được các cơn gió đại dương giữ ôn hoà và cung cấp khá nhiều lượng hơi ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cả nước từ 28 đến 30°c. Nhiệt độ ngày và đêm có thể chệnh lệch từ 4 đến 7 độ. Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm và tháng 5 là tháng nóng nhất đồng thời cũng là tháng trước mùa mưa. Lượng mưa bị ảnh hưởng bởi gió mùa từ Ấn Độ Dương và Vịnh Bengal, bị địa hình vùng Cao nguyên Trung tâm ngăn cản, chúng gây mưa lớn ở những vùng núi và khu vực phía Tây Nam hòn đảo, nhưng phía Đông và Đông Bắc đối diện, lượng mưa thấp hơn rất nhiều.

Đặc điểm dân cư

Những cô bé, cậu bé người Sri Lanka

Những cô bé, cậu bé người Sri Lanka

Theo điều tra dân số năm 2005, Sri Lanka có khoảng 20,7 triệu người, đứng thứ 52 trên thế giới với mật độ dân số là 316 người/km2, đứng thứ 24 thế giới. Trong tổng số dân của Sri Lanka, người Sinhalese chiếm đa số (74%), ngoài ra còn có các cộng đồng người Tamit (18%), Hồi giáo, Burghers và thổ dân khác. Người Tamil sống tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông Bắc đất nước. Những người Tamil trước kia được thực dân Anh đưa tới đây từ Ấn Độ với tư cách những lao động giao kèo để làm việc trên những cánh dồng, được gọi là người Tamil “gốc Ấn Độ”. Họ khác biệt với người Tamil bản xứ đã từng sống ở Sri Lanka từ thời cổ đại. Một lượng không nhỏ dân số là người Moors, họ có nguồn gốc từ những nhà buôn và người nhập cư Á Rập. Họ sống chủ yếu tại các tỉnh phía Đông. Ngoài ra còn có các nhóm sắc tộc nhỏ khác như Burgayrs và người Malay.

Tiếng Sinhalese và tiếng Tamil là hai ngôn ngữ chính thức của Sri Lanka, ngoài ra còn có tiếng Hindu và các ngôn ngữ khác (chiếm khoảng 8%). Tiếng Anh có khoảng 10% dân số sử dụng và phần lớn được dùng cho giáo dục, khoa học và thương mại. Các thành viên của cộng đồng Burgher sử dụng các biến thể tiếng Creole Bồ Đào Nha và tiếng Hà Lan ở các mức độ khác nhau. Tỷ lệ biết chữ ở Sri Lanka chiếm khoảng 90,2% dân số.

Kinh tế
Trong thế kỷ 19 và 20, Sri Lanka đã trở thành một nền kinh tế trồng trọt, nổi tiếng về sản xuất và xuất khẩu quế, cao su và chè Ceylon, hiện đây vẫn là một thương hiệu xuất khẩu quốc gia.

Ngành trồng trọt, đặc biệt là chè ở đây đã được xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Ngành trồng trọt, đặc biệt là chè ở đây đã được xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Từ 1977, chính phủ UNP bắt đầu tiến hành tư nhân hoá, khuyên khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến. Nhờ đó, nền kinh tế đã được hồi phục nhanh chóng. Đến năm 1996, nông nghiệp chỉ còn chiếm 20% xuất khẩu (năm 1970 là 93%), dệt may đã chiếm tới 63%, Tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng trung bình 5,5%/năm. Đặc biệt từ năm 2002, sau cuộc nội chiến, kinh tế Sri Lanka đã phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng cao nhất thế giới vào năm 2003 và hiện nay Sri Lanka có mức thu nhập trên đầu người cao nhất khu vực Nam Á.

Hiện nay, Sri Lanka về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp chỉ chiếm vị trí quan trọng trong việc thu hút nguồn lao động quốc gia, còn xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các ngành công nghiệp sản xuất. Năm 2005, Tổng sản phẩm quốc nội đạt 21,98 tỷ USD, trong đó nông nghiệp chiếm 18%, công nghiệp 27%, dịch vụ 55%. Thu nhập bình quân trên dầu người đạt khoảng 1050 USD/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 4,7%.

Những đồi chè rộng mênh mông ở Sri Lanka

Những đồi chè rộng mênh mông ở Sri Lanka

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Sri Lanka là trà, dừa và cao su, đây là những sản phẩm truyền thống nổi tiếng của nước này, dóng góp trên 60% nguồn thu từ xuất khẩu. Hiện đây là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất cao su bán thành phẩm và xuất khẩu trà đen, xơ dừa. Thị trường nhập khẩu truyền thống của Sri Lanka là Hoa Kỳ, các nước phương Tây, Trung Đông, nhưng hiện nay nước này đã bắt dầu phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam á.

Văn hoá
Sri Lanka là nơi xuất phát của hai nền văn hoá truyền thống: văn hoá Sinhalese (tập trung tại thành phố cổ Kandy và Anuradhapura) và Tamil (tập trung tại thành phố Jaffna). Gần đây hơn xuất hiện thêm nền văn hoá Anh và sau này là Sri Lanka, đặc biệt tại các khu vực thành thị bị ảnh hưởng rất nhiều từ phương Tây. Người dân nơi dây đã du nhập ảnh hưởng phương Tây vào chế độ ăn hàng ngày như gạo và càri, pittu, Kiribath. Thực phẩm của Sri Lanka cũng có ảnh hưởng từ Hà Lan và Bồ Đào Nha, cộng đồng Burgher trên đảo gìn giữ nét văn hoá này thông qua các món ăn ưa thích truyền thống như Lamprais (gạo nấu cuốn trong lá chuối rồi nướng), Breudher (bánh giáng sinh Hà Lan) và Bolo Fiado (bánh kiểu Bồ Đào Nha). Là một nước sản xuất chè lớn nhất thế giới nên người Sri Lanka uống chè rất nhiều.

Món ăn truyền thống Lamprais.

Món ăn truyền thống Lamprais.

Breudher (bánh giáng sinh Hà Lan)

Breudher (bánh giáng sinh Hà Lan)

Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và văn hoá Sri Lanka. Có nhiều đền thờ Phật giáo tại Sri Lanka và nhiều thánh đường Hồi giáo, đền Hindu cũng như nhà thờ trên khắp hòn đảo. Phía Bắc và phía Đông hòn đảo có nhiều đền thờ Hồi giáo và đền Hindu do một bộ phận lớn người Tamil và Hồi giáo sống tại những vùng này. Nhà thờ có nhiều dọc bờ biển phía Nam bởi đây là nơi tập trung các tín đồ Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Cơ Đốc giáo La Mã. Phía bên trong hòn đảo với đa số tín đồ Phật giáo, nhưng thực tế ở bất cứ nơi nào tại đất nước này đều có các tín đồ Phật giáo. Sri Lanka có 70% số dân theo Phật giáo, còn lại 15% theo Ấn Độ giáo, 7% theo Hồi giáo và 8% theo Công giáo.

Phật giáo ở Sri Lanka

Phật giáo ở Sri Lanka

Sri Lanka có tỷ lệ biết chữ cao nhất Nam Á và đa số các nước đang phát triển khác, với hơn 96% biết đọc và biết viết. Có rất nhiều trường học và viện do Phật giáo và Thiên Chúa giáo tổ chức. Tại đây, học sinh được giảng dạy về tôn giáo và giáo dục hiện đại.

Cảnh quan du lịch
Với diện tích trên 65.000km2, Sri Lanka hội tụ nhiều ưu đãi của điều kiện tự nhiên. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi trên đường biển và đường không từ Đông sang Tây, đất nước này là cửa ngõ ra vào Tiểu lục địa Ấn Độ. Sri Lanka có bờ biển dài, có rừng, có núi, khí hậu quanh năm mát mẻ.

Sri Lanka là điểm du lịch đầy hứa hẹn với du khách

Sri Lanka là điểm du lịch đầy hứa hẹn với du khách

Sri Lanka là điểm hẹn du lịch của nhiều khách thập phương. Lúc mặt trời lặn, bãi biển Colombo thơ mộng là nơi dạo chơi, hóng mát lý tưởng giữa cái nắng mùa hè. Thành phố cổ Kandy, nơi cư ngụ của triều vua Sri Lanka cuối cùng, hứa hẹn nhiều điều thú vị cho du khách. Đến Kandy, dù khách không thể không chiêm ngưỡng Vườn Bách thảo Kandy với hơn 10.000 loại cây được trồng tỉa công phu, đặc biệt có cây si 150 tuổi có tán là rộng tới 2460m2.

Đến Sri Lanka, bình minh là thời điểm đẹp nhất ở những vùng quê yên ả. Trên những mặt hồ nhân tạo vô cùng phẳng lặng có lịch sử 800 năm, mặt trời từ từ hiện ra, đỏ rực như một đốm than hồng chuẩn bị loé sáng.

Truyền thống câu cá trên kheo độc đáo của người Sri Lanka

Truyền thống câu cá trên kheo độc đáo của người Sri Lanka

Đây còn là quê hương của vùng “Tam giác văn hoá” – một di sản văn hoá đồ sộ của đảo quốc này. Đây chính là nơi tập trung một trong những quần thể văn hoá và cổ vật lớn nhất trên thế giới. Trong số 7 địa điểm của Sri Lanka được đưa vào danh sách của UNESCO thì đã có đến 5 điểm nằm trong khu Tam giác văn hoá. Đó là Anuradhapura, Polonnaruwa, Sigiriya, Dambulla và Kandy. Trong số này, nhiều đền đài đó có lịch sử trên 2000 năm nhưng mới chỉ dược phát hiện vào thế kỷ 19. Điều độc đáo về những di tích cổ này là chúng vẫn còn duy trì được nét văn hoá xưa đến tận ngày nay với nhiều ngôi miếu, đền là nơi người dân địa phương vẫn thường lui tới thờ phụng các vị thần linh.

Điểm du lịch Sigiriya, Sri Lanka.

Điểm du lịch Sigiriya, Sri Lanka.

Những di tích của thành phố cổ dường như kéo dài không dứt. Chúng nằm rải rác khắp nơi ỏ phía Tây và phía Bắc của thị trấn hiện đại Anuradhapura. Những ngôi chùa những cung điện và những bức tượng Phật đổ nát ngổn ngang trong thị trấn, nằm dọc theo những ao hồ lớn.

Đến Sri Lanka, thời gian thích hợp nhất trong năm là khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 bởi những tháng nay la mùa khô và thời tiết ở cả hai bờ Tây và Nam của nước nay đều đẹp. Còn thời gian tốt nhất để du khách đi tham quan bờ Đông là từ tháng 5 đến tháng 9.

Đọc thêm thông tin du lịch Nhật Bản tại đây!

Leave a Reply