Những Lễ Hội Văn Hóa Rực Rỡ Sắc Màu Ở Điện Biên

Lễ cúng cắt đứt mối tình duyên (âm dương), tống khứ ma tình, trả lại hồn cho thân chủ để thân chủ khỏe mạnh, hạnh phúc (hay lễ cúng ma khô) thể hiện sự tri ân với người đã chết là những nghi lễ độc đáo của các dân tộc ở Điện Biên.

1. Lễ cúng bản của người Cống

Người phụ nữ dân tộc thảnh thơi ngồi thêu trên đường phố

Người phụ nữ dân tộc thảnh thơi ngồi thêu trên đường phố

Hàng năm cứ vào tầm tháng 3 âm lịch, các bản người Cống đều tổ chức lễ cống bản trước vụ gieo hạt. Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều được dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị, nhắc nhở không ai được vào bản, sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng để mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.

2. Lễ hội mừng măng mọc

Hoa ban, một loài hoa dễ gặp trên đường phố Điện Biên

Hoa ban, một loài hoa dễ gặp trên đường phố Điện Biên

Đây là lễ hội của một số dân tộc miền núi phía bắc như dân tộc Mảng, Kháng, La Hủ, Khơ Mú. Lễ hội diễn ra vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, tháng 6, hàng năm khi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất mà theo quan nhiệm của người dân tộc đó là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm. Người dân mở lễ hội với ước mong mùa màng tốt tươi, dân bản no ấm, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn thần trời, thần đất.

3. Lễ căm bản, căm mường

Lễ căm bản, căm mường bắt đầu vào ngày Thìn của tháng 5 theo lịch Lào. Người dân sẽ tổ chức lễ hội trong 5 ngày (nếu là mổ bò), 3 ngày rưỡi (nếu là mổ lợn), có thể mổ trâu nhưng chỉ để ăn chung cả bản mà không làm đồ cúng dâng các vị thần và tổ tiên. Trong 5 ngày nay không ai được dệt vải, mang cây xanh vào trong bản, không được gánh nước mà phải xách bằng tay. Lễ diễn ra với mục đích cầu cho dân bản khỏe mạnh, đời sống thịnh vượng, mùa màng bội thu. Ngoài việc cúng bản, các gia đình còn tiến hành nhiều nghi lễ, cúng các loại ma nhà, hồn lúa nhằm cầu mong sự phù hộ cho con người, mùa màng.

Trước kia trong những ngày căm bản, căm mường, người bản nào ở nguyên bản đó, người ở nơi khác đến vi phạm thì đều nộp phạt. Ngày nay, sự giao lưu rộng mở, khi khách thập phương đến, bà con sẽ tiếp đón và mời tham dự vào lễ hội.

4. Lễ Tủ Cải của người Dao

Người Dao làm lễ Tủ Cải (còn gọi là lễ phong sắc) để đặt tên mới cho con trai khi đã trưởng thành. Cái tên thứ hai này chỉ để giao tiếp với tổ tiên. Chỉ khi được cấp sắc thì người đàn ông mới được cộng đồng dân bản và tổ tiên chấp nhận, được bàn bạc công to việc lớn trong dòng họ và trong bản. Con trai dù lớn tuổi mà chưa được phong sắc coi như chưa trưởng thành, vẫn còn là trẻ con.

5. Lễ mừng cơm mới của người Si La

Đến với Điện Biên hôm nay, du khách khắp nơi sẽ được đi trên những con đường rộng thênh thang và không khí của ngày chiến thắng tràn ngập trên khắp con phố.

Đến với Điện Biên hôm nay, du khách khắp nơi sẽ được đi trên những con đường rộng thênh thang và không khí của ngày chiến thắng tràn ngập trên khắp con phố.

Cuộc sống của người Si La gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ, đó là lý do ra đời của lễ mừng cơm mới. Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng 9 dương lịch hàng năm khi cánh đồng tràn ngập một màu vàng óng của lúa chín, khắp các bản làng của người Si La rộn rã tiếng giã gạo làm cốm chuẩn bị cho lễ mừng cơm mới, một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, một nét văn hóa độc đáo của người Si La.

6. Lễ Xên Phắn Bẻ (chém cổ dê) của người Thái

Dân tộc Thái ngành Thái đen còn lưu truyền được rất nhiều phong tục tập quán, lối sống, nếp sống, nghi lễ truyền thống đặc trưng của dân tộc trong đó có lễ Xên phắn bẻ. Đây là lễ cúng cắt đứt mối tình duyên (âm dương), tống khứ ma tình, trả lại hồn cho thân chủ để thân chủ khỏe mạnh, hạnh phúc với gia đình. Thời gian tổ chức lễ không cố định, khi gia đình có người ốm đau, không ngủ yên giấc là gia đình tiến hành mời thầy mo về làm lễ. Xên phắn bẻ thường diễn ra từ 1-2 ngày và gồm nhiều nghi lễ: lễ cúng trong nhà, thả bè, chém cổ dê.

7. Lễ Nhù Đa (ma khô) của người Mông

b-1ad66

Cũng như nhiều dân tộc vùng cao khác, người Mông xanh ở huyện Tủa Chùa vẫn còn lưu giữ nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất. Đây lễ là dịp để mọi người nhớ về nguồn gốc, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thay thế những điều không may mắn, những điều không mong muốn bằng những điều may mắn, an lành, vui vẻ, hạnh phúc no ấm cho mọi người.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply