Phố Cổ Hà Nội, Hồn Xưa Hà Thành

Thăng Long – Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt, là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI. “Kẻ Chợ”, một tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội xưa, có thành, có thị, có bến thuyền, có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ cửa ô ven đô, có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản. Người dân tứ xứ kéo về Thăng Long – Hà Nội đua trí, đua tài, tạo nên nét tài hoa độc đáo cùa người Hà Nội, đất Hà Nội: cách sành mặc, sành chơi, sành ăn, sành làm.

Phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội

Khu phố cổ Hà Nội nằm trải rộng trên diện tích khoảng 100 ha, bao gồm 76 tuyến phố thuộc 10 phường là Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ thuộc quận Hoàn Kiếm. Khu phố cổ hiện nay chính là khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa, nơi có cửa hàng cửa hiệu buôn bán, sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách tạo thành những dãy phố, mỗi phố buôn bán một mặt hàng hay làm một nghề riêng biệt, dân gian đã lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố: Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài,hàng Khay, Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây,hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang, Hàng Mũ, hàng Mắm, hàng Than,hàng Đồng, Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông, Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè, Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre, Hang Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà, Quanh đi đến phố hàng Da, Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh. Phồn hoa thứ nhất Long Thành, Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền. Khu 36 phố phường được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Các chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng. Nhiều con kênh nhò nằm rải rác trong khu Phố cổ, tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện. Từ thế kỷ XV, 36 phường đã hình thành nằm giữa khu trung tâm Kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh và bờ sông Hồng. Cơ cấu tổ chức xã hội và chính trị của phường mô phỏng theo hình thức làng truyền thống của quê hương những người dân đến lập nghiệp. Mỗi phường có các hoạt động riêng và ở dọc theo các bờ đê tạo thành các xóm có cửa đóng lại. Hiện nay, dấu vết cùa các phường này vẫn còn được lưu giữ thông qua tên phố, mỗi phố sản xuất và bán một loại hàng hóa. Mỗi phường đều có một ngôi đình và những đền thờ riêng của mình. Từ thế kỷ XVII đến thế ký XIX, mạng lưới chợ chuyên biệt từng bước được thiết lập, trọng tâm là các phường nghề ở khu vực phía Đông Kinh thành, đưa nền kinh tế hàng hóa cùa Thăng Long nhanh chóng phát triển. Đến cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX, cơ cấu đô thị Hà Nội trở nên dày đặc hơn, xu hướng phát triển được tập trung vào trong lõi của khu phố, các ao, hồ, đầm dần dần bị lấp kín để xây dựng nhà cửa, đường phố. Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, khu Phố cổ càng có nhiều thay đổi mạnh mẽ, tạo thành dáng vẻ riêng. Đường phố được nắn lại, mặt đường được lát trải nhựa. Hệ thống thoát nước, hè phố và hệ thống chiếu sáng được xây dựng. Nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những ngôi nhà cổ mái ngói với các gờ đấu, bờ nóc dật tam cấp, dần xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu. Trong giai đoạn 1954 – 1985, dân cư ở khu Phố cổ có nhiều thay đổi. Nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở trong khu Phố Cổ. Kể từ đó, số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên theo năm tháng, từng bước lấn chiếm các không gian trống cùa các sân trong từng ngôi nhà, các gác xép được dựng lên chiếm hết không gian, một số đình chùa bị biến thành nơi ở, nơi làm việc. Đồng thời, do chính sách kinh tế thời kỳ bao cấp, toàn bộ khu Phố cổ buôn bán sầm uất đã trở thành một khu nhà ở đơn thuần, phố xá yên tĩnh, nhịp sống của phố cổ ăn theo tiếng còi tầm của nhà máy, xí nghiệp, cơ quan nơi những con người sinh sống trong khu Phố cổ làm việc. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một. Văn hoá lễ hội tâm linh chìm lắng xuống. Từ năm 1986 đến nay, với thành tựu của công cuộc “Đổi Mới’’, hoạt động buôn bán ở khu Phố Cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Mặt tiền các ngôi nhà được cải tạo. Nhiều ngôi nhà xuống cấp, hư hỏng đã được xây dựng lại với nhiều kiểu cách đa dạng. Nhiều đình, đền, chùa, miếu được tu sửa, mang lại đời sống tâm linh phong phú cho khu Phố Cổ.

Phố cổ Hà Nội dã trở thành đề tài của rất nhiều nhà thơ, họa sỹ

Phố cổ Hà Nội dã trở thành đề tài của rất nhiều nhà thơ, họa sỹ

Hiện nay, tuy khu Phố cổ đang bị xuống cấp, nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn dáng vẻ vốn có mà chưa phải trải qua sự trùng tu nào đáng kể. Phố cổ Hà Nội trở thành niềm tự hào và là niềm say mê cùa bao người bởi Phố cổ Hà Nội lưu giữ trong lòng cả một hệ thống di sản lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc… Những mái ngói chồng chéo nhau, tường rêu, các dãy cột gỗ cổ phía trước nhũng ngôi nhà hai gian với cửa sổ trang trí hài hòa… chính là hồn của phố cổ Hà Nội, là di sản văn hóa “1000 năm Thăng Long – Hà Nội” mà các thành phố hiện đại không thể có được. Đặc trung tiêu biểu của phố ’cổ là các phố và ngõ dài có hình răng lược. Tất cả các ngôi nhà hai bèn đường đều được làm thẹo kiểu “nhà ống” với đặc điểm chung là trần nhà thấp, bề ngang hẹp nhưng lại rất dài và được sắp xếp cạnh nhau. Một mặt cùa ngôi nhà có hình ống dài và hẹp, mặt kia đối diện với phố hoặc ngõ khác. Bố cục của các ngôi nhà tương tự nhau, gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng, tiếp đó là một khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng, gian nhà trong được dùng làm nơi ăn ở, nối với bếp và khu phụ. Phần lớn các ngôi nhà ở phổ cổ là nhà một tầng, lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn với nét đặc trưng là hai bức tường hồi vượt lên khỏi mái, xây giật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ đấu ngộ nghĩnh. Cũng có một số ngôi nhà xây thêm tầng gác, nhưng thường là gác thấp và ít trổ cửa sổ, nếu có thì cũng rất nhỏ.

Một góc của phố Tạ Hiện, Hà Nội

Một góc của phố Tạ Hiện, Hà Nội

Các phố được sắp xếp dựa trên những phường thủ công, các phương thức sản xuất, những loại hình tổ chức xã hội, thiết chế tín ngưỡng, văn hóa. Ngoài ra, ở các phố xuất hiện sau còn được bố cục theo cách xây dựng, được liên kết bời những vùng khác nhau trong cả nước. Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội). Họ tập trung làm ăn buôn bán ờ một khu phố mà tại hai đầu phố có dụng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại, nên có tên là phố Hàng Ngang. Phố Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mút, bánh, kẹo, đặc biệt là các món ô-mai đặc sản Hà Thành… Hàng Thiếc là một phố nghề rất điển hình. Khắp phố râm ran tiếng búa gõ vào những mảnh tôn, mảnh thiếc trắng lấp lánh. Những người thợ thiếc ở phố này suốt ngày cặm cụi làm các đồ dùng từ nhò đến lớn như chân đèn, thùng, chậu, gáo múc nước, hòm, bể nước… Hàng hóa ở Hàng Thiếc được đưa về bán ở nhiều địa phương khác.

Không khi nhộn nhịp tại Phố Hàng Mã trong những ngày giáp Trung Thu

Không khi nhộn nhịp tại Phố Hàng Mã trong những ngày giáp Trung Thu

Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã. Tại đây sản xuất và buôn bán mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu, các loại đồ chơi phong phú, đa dạng. Từ khi lập phố đến nay, mặt hàng kinh doanh cùa phổ hầu như không thay đổi, có khác chăng bây giờ nhiều chủng loại hàng hơn trước. Hàng năm, vào dịp tết Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch), cả phố Hàng Mã trở thành chợ bán đồ chơi muôn sắc màu, rực rỡ các loại đèn ông sao, đèn xếp, đèn kéo quân, đầu sư tử… Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này vốn bao gồm hai phố xưa là Hàng Mã và Hàng Mây. Ở đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm trên bờ sông Nhị, là nơi tập trung thuyền bè miền ngược chờ các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa… về cung cấp cho “Kẻ Chợ”. Phố Hàng Bạc được lập nên do một người ở làng Trâu Khê (huyện Bình Giang, tinh Hải Dương) được triều đình cho phép mở lò đúc bạc thành nén đã đưa họ hàng và người trong làng ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc hiện còn di tích ở số nhà 58 Hàng Bạc. Phố Hàng Đào hình thành từ thế kỷ XV, là nơi tập trung của những người làm nghề nhuộm vải. Thời đó, họ chỉ chuyên nhuộm màu đỏ, màu hồng, màu hoa đào… nên có tên gọi là Hàng Đào. Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà sản xuất và buôn bán các loại lược gỗ, lược sừng, sau này là lược nhựa. Những chiếc lược nho nhỏ, xinh xinh được bán cất cho các hàng xén để đưa đến tay các bà, các cô dùng làm đồ trang điểm. Phố Hàng Chai là một đoạn ngõ nhỏ nổi phố Hàng Rươi và Hàng Cót, không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ mà là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ve chai”, chuyên thu lượm các đồ phế liệu.

Một góc phố Hàng Gà

Một góc phố Hàng Gà

Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây… Phố Hàng Chĩnh từng được người Pháp gọi là “Rue des Vases” (phố hàng Vại Chậu), vốn ăn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà lên bán ở Kinh thành. Phố Hàng Đồngphố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là “Rue des Tasses” (phố Hàng Chén). Đoạn phố Hàng Đồng và Hàng Mã vốn thuộc thôn Yên Phú là nơi có nghề bán đồ đồng như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ… Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử – văn hóa lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán. Trong đó nồi bật là các di tích đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa, chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến… Mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc Thành hoàng làng nguyên quán. Ở các ngôi đình này có một điểm đặc biệt là tầng dưới vẫn dùng làm cửa hàng cho thuê buôn bán, tầng trên mới sử dụng làm nơi thờ cúng. Nhiều ngôi đền ở đây cũng chỉ được thờ cúng ở tầng trên, còn tầng dưới được sử dụng làm nơi buôn bán. Trải qua thời gian, hiện nay phần nhiều các ngôi đình, đền đã bị lấn chiếm nhiều, khó tìm lại dấu vết xưa, riêng có các ngôi chùa là còn tương đối nguyên vẹn. Hội quán là của riêng những người Hoa đến buôn bán ở đây, gồm Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến. Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu là đến Ô Quan Chưởng (còn gọi là cửa Đông Hà) là một di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa. Trên vòm chính cửa Ô Quan Chưởng ngày nay vẫn còn khắc ba chữ “Đông Hà Môn” nghĩa là cửa Đông Hà. Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung buôn bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân – Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè… Đọc thêm về thông tin du lịch trong nướcdu lịch nước ngoài.

Leave a Reply