Toát Mồ Hôi Với Những Trò Chơi Cảm Giác Mạnh Tại New Zealand

Đối với người New Zealand, tính cách phiêu lưu mạo hiểm là một đặc tính dân tộc và những trò chơi thể thao cảm giác mạnh là một phần không thể thiếu trong lối sống.

Chơi nhảy bungy ở Queenstown - Ảnh: Lapresse

Chơi nhảy bungy ở Queenstown – Ảnh: Lapresse

Vì vậy, không ít khách du lịch tìm đến quốc gia ở vùng biển tây nam Thái Bình Dương này chỉ nhằm trải nghiệm cảm giác mạnh từ quê hương của các môn thể thao toát mồ hôi lạnh ngoài trời!

* Những trò chơi cảnh giác mạnh “5 sao”: thành phố du lịch Queenstown ở đảo Nam của New Zealand, có biệt danh “thủ đô thế giới về thể thao phiêu lưu mạo hiểm”, là nơi khai sinh nhảy bungy, loại hình nhảy từ một điểm cố định trên cao lao xuống với chân được giữ bằng một sợi dây co giãn. Trạm nhảy bungy thương mại đầu tiên trên thế giới được đặt trên một cây cầu bắc qua sông Kawarau.

Thông thường với người mới bắt đầu chơi bungy, họ sẽ được thử nghiệm cảm giác mạnh khi nhảy vào khoảng không từ một cây cầu. Với những người có tính liều lĩnh hơn sẽ được mời trải nghiệm từ trạm nhảy bungy cao thứ ba thế giới khi được đặt ở độ cao 134m trên sông Nevis.

Thậm chí vào mùa đông có khách du lịch nhảy bungy từ các vách đá hay các ghềnh thác để tìm cảm giác mạnh từ… tuyết! Và nay, nhảy bungy đã trở thành một “đặc sản” hấp dẫn dành cho du khách đến New Zealand khi môn chơi này giúp du khách tận hưởng cảm giác mạnh cũng như chiến thắng nỗi sợ hãi.

Trong số rất nhiều hoạt động du lịch mạo hiểm ngoài trời ở Queenstown và vùng phụ cận, khu vực hẻm núi với độ cao 109m trên sông Shotover là nơi phải đến của những tín đồ thể thao cảm giác mạnh.

Nhảy dù từ một chiếc máy bay ở độ cao gần 4.600m giữa không trung là một trong những hoạt động mạo hiểm tạo sự phấn khích cao độ ở du khách. Một trong những địa điểm lý tưởng để nhảy dù mạo hiểm là Taupo ở đảo Bắc, một thị trấn thôn quê tiếp giáp với hồ Taupo lớn nhất New Zealand. Taupo được xem là thủ đô thế giới về nhảy dù thể thao khi có hơn 170.000 lượt nhảy dù được thực hiện kể từ năm 1992.

Theo Công ty Taupo Tandem Skydiving chuyên về môn chơi này, khách du lịch có hơn 60 giây trải nghiệm cảm giác rơi tự do với vận tốc hơn 200km/giờ trước khi dù được mở ra. Và với chiếc dù, du khách lượn như chim để ngắm cảnh từ trời cao…

Nhảy dù ở New Zealand - Ảnh: skydivetaupo.co.nz

Nhảy dù ở New Zealand – Ảnh: skydivetaupo.co.nz

Một trò chơi cảm giác mạnh “5 sao” thu hút nhiều du khách là zorbing xuất hiện từ năm 1994 tại thành phố Rotorua. Người chơi sẽ nằm giữa hai lớp lồng vào nhau của một quả bóng nhựa khổng lồ được bơm phồng, sau đó lăn dần xuống chân đồi hay trên con đường chữ chi với cự ly khoảng 800m. Đặc điểm của zorbing là du khách có thể nằm trong quả cầu lăn trên đất hay trong nước, chơi một mình hay cùng với nhiều người.

Một trò chơi cảm giác mạnh "5 sao" thu hút nhiều du khách là zorbing xuất hiện từ năm 1994 tại thành phố Rotorua. Người chơi sẽ nằm giữa hai lớp lồng vào nhau của một quả bóng nhựa khổng lồ được bơm phồng, sau đó lăn dần xuống chân đồi hay trên con đường chữ chi với cự ly khoảng 800m. Đặc điểm của zorbing là du khách có thể nằm trong quả cầu lăn trên đất hay trong nước, chơi một mình hay cùng với nhiều người.

Du khách trải nghiệm với Zorbing – Ảnh: Lapresse

Trò chơi xích đu khổng lồ Nevis Swing ở Queenstown cũng mang lại nhiều phấn khích cho khách du lịch. Chiếc xích đu ở độ cao 160m bên trên hẻm núi Nevis và được giữ bằng những sợi dây thừng dài 120m.

Với vận tốc đạt đến 120km/giờ, trò chơi nửa nảy bungy, nửa như đu dây này khiến người chơi toát mồ hôi lạnh dù đã được thắt dây an toàn quanh lưng và chân! Dù vậy sau khi trải nghiệm với Nevis Swing, không ít du khách cho biết không hề hối tiếc khi tham gia trò chơi này…

Thể thao mạo hiểm xích đu khổng lồ Swing Nevis - Ảnh: wordpress

Thể thao mạo hiểm xích đu khổng lồ Swing Nevis – Ảnh: wordpress

* Những cảm giác mạnh “2 rưỡi”: Những dòng sông băng Fox và Franz Josef thuộc công viên quốc gia Westland Tai Poutini trên đảo Nam là những nơi dễ tiếp cận nhất của New Zealand nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
Thông thường các công ty du lịch tổ chức các chuyến bay trực thăng để du khách ngắm hai dòng sông băng vĩnh cửu này từ trên cao. Nhưng với các du khách yêu thích không khí ngoài trời và muốn chinh phục thiên nhiên bằng ý chí bản thân, hành trình bước trên những tảng băng mới mang lại những ấn tượng khó quên khi tìm về các dấu vết còn sót lại của kỷ băng hà tại những dòng sông băng vĩnh cữu này.
Tại New Zeland, hầu hết công ty du lịch đều cung cấp dịch vụ này.

* Những cảm giác mạnh "2 rưỡi": Những dòng sông băng Fox và Franz Josef  thuộc công viên quốc gia Westland Tai Poutini trên đảo Nam là những nơi dễ tiếp cận nhất của New Zealand nên thu hút rất nhiều du khách. Thông thường các công ty du lịch tổ chức các chuyến bay trực thăng để du khách ngắm hai dòng sông băng vĩnh cửu này từ trên cao. Nhưng với các du khách yêu thích không khí ngoài trời và muốn chinh phục thiên nhiên bằng ý chí bản thân, hành trình bước trên những tảng băng mới mang lại những ấn tượng khó quên khi tìm về các dấu vết còn sót lại của kỷ băng hà tại những dòng sông băng vĩnh cữu này. Tại New Zeland, hầu hết công ty du lịch đều cung cấp dịch vụ này.

Khám phá dòng sông băng Franz Josef – Ảnh: wordpress

Thưởng ngoạn trên sông bằng những con tàu tưởng như là một hoạt động không có gì ầm ĩ! Thế nhưng, ngồi trên con tàu chạy với tốc độ của máy bay phản lực khi len qua các khúc sông quanh co, đầy ghềnh đá lởm chởm, hay khi tàu thực hiện các vòng xoay 360o với vận tốc cực cao thì cảm giác hoàn toàn khác hẳn.

Khi di du lịch New Zealand, các hành trình khám phá bằng tàu phản lực rất được du khách ưu chuộng bởi độ an toàn cao, thích hợp với mọi độ tuổi và có thể thực hiện suốt cả năm. Trong số này, hành trình qua các ghềnh thác khu vực Huka Falls (gần Taupo thuộc đảo Bắc), Wanaka hay Te Anau ở đảo Nam luôn đông khách du lịch.

Với các hành trình này, du khách vừa thỏa lòng mạo hiểm bằng tàu phản lực, vừa đi bộ chiêm ngưỡng những nơi được sử dụng làm bối cảnh cho bộ phim Chúa tể những chiếc nhẫn đình đám một thời. Bên cạnh đó, hành trình dạo tàu phản lực trên sông Shotover và các hẻm núi trong vùng nổi tiếng là một trong những hành trình tàu cao tốc ấn tượng nhất thế giới cũng luôn hút khách du lịch.

Băng qua các ghềnh thác bằng tàu có vận tốc phản lực - Ảnh: Lapresse

Băng qua các ghềnh thác bằng tàu có vận tốc phản lực – Ảnh: Lapresse

Những du khách không thích mạo hiểm với những hoạt động có cảm giác cực mạnh thì dù lượn trên không được xem là một lựa chọn thay thế tốt nhất. Bay lượn trên bầu trời các đảo Nam hay đảo Bắc, du khách sẽ cảm nhận được làn gió mát và chiêm ngưỡng những cảnh quan ngoạn mục từ trên cao.
Theo các công ty cung cấp dịch vụ, chi phí cho loại hình này dao động 180-200 USD tùy theo yêu cầu của du khách và thời lượng bay. Nếu thêm từ 30-50 USD, khách sẽ có thêm những tấm ảnh hay các phim video ghi lại hình ảnh trải nghiệm của chính mình.

Những du khách không thích mạo hiểm với những hoạt động có cảm giác cực mạnh thì dù lượn trên không được xem là một lựa chọn thay thế tốt nhất. Bay lượn trên bầu trời các đảo Nam hay đảo Bắc, du khách sẽ cảm nhận được làn gió mát và chiêm ngưỡng những cảnh quan ngoạn mục từ trên cao. Theo các công ty cung cấp dịch vụ, chi phí cho loại hình này dao động 180-200 USD tùy theo yêu cầu của du khách và thời lượng bay. Nếu thêm từ 30-50 USD, khách sẽ có thêm những tấm ảnh hay các phim video ghi lại hình ảnh trải nghiệm của chính mình.

Chơi dù lượn ở New zealand – Ảnh: teamsupair

Một hoạt động không thể thiếu khi du ngoạn New Zealand là tham gia các cuộc phiêu lưu trong lòng đất của xứ sở này. Tại các hang động ở Waitomo ở đảo Bắc, du khách chỉ cần leo xuống lòng đất khoảng 100m là được chiêu đãi những cảnh quan kỳ ảo có một không hai trên thế giới.

Và hầu hết 500.000 du khách đến với thành phố nhỏ Waitomo hằng năm đều có những kỷ niệm đáng nhớ về hệ thống hang động tại đây như hang đom đóm Glowworm Cave hay Ruakuri Cave, một mê cung dưới lòng đất…

Thám hiểm hang động - một trong những loại hình du lịch mạo hiểm được ưa thích ở New Zealand - Ảnh: wanderlusters

Thám hiểm hang động – một trong những loại hình du lịch mạo hiểm được ưa thích ở New Zealand – Ảnh: wanderlusters

Nguồn: Sưu tầm

Leave a Reply