Tổng Quan Đất Nước Trung Quốc

Vị trí địa lý
Trung Quốc nằm ở phía Đồng Châu Á, bờ Tây Thái Bình Dương, có diện tích lãnh thổ là 9,6 triệu km2 là nước lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Nga và Canada. Thủ dô của Trung Quốc là Bắc Kinh.

Biên giới đất liền của Trung Quốc dài hơn 20.000 km, phía Đông giáp Triều Tiên; phía Đông Bắc giáp Nga; phía Bắc giáp Mông Cổ; phía Tây Bắc giáp Nga, Kazacxtan; phía Tây giáp Kyrgyzstan, Tajikistan, Afganistan, Pakistan; phía Tây Nam giáp Ấn Độ, Nepal, Butan; phía Nam giáp Mianmar, Lào và Việt Nam. Phía Đông và Đông Nam trông ra biển.

Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc

Trung Quốc có khu vực đất đai rộng lớn, gồm 5 loại địa hình là cao nguyên, núi, đồng bằng, gò đồi và thung lũng. Miền Tây đất nước có địa hình cao, miền Đông thấp, thể hiện một địa thế hình bậc thang thấp dần.

Trung Quốc là nước có nhiều đồi núi với các dãy núi ngang dọc đan xen nhau kéo dài chạy theo nhiều hướng: hướng Đông sang Tây; hướng Đông Bắc – Tây Nam; hướng Nam Bắc. Everest (Tây Tạng) của Trung Quốc là đỉnh núi cao nhất trên thế giới có độ cao so với mặt nước biển vào khoảng 8848m.

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới

Đồi gò ở Trung Quốc phân bố tương đối rộng, là tiềm năng khai thác phong phú cho các ngành du lịch, tài nguyên khoáng sản. Trung Quốc có diện tích cao nguyên chiếm 26% tổng diện tích đất đai cả nước với bôn cao nguyên lớn nổi tiếng là cao nguyên Thanh Tạng, cao nguyên Nội Mông, cao nguyên Hoàng Thổ và cao nguyên Vân Quý.

Bốn thung lũng nổi tiếng thu hút khách du lịch Trung Quốc là thung lũng Tháp Lí Mộc, Chuẩn Cát Nhĩ, Sai Đạt Mộc và thung lũng Tứ Xuyên, đa phần có độ cao bình quân so với mặt nước biển là vào khoảng 1000-2000m.

Thung lũng Tứ Xuyên

Thung lũng Tứ Xuyên

Ở Trung Quốc, với diện tích của ba đồng bằng lởn là đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc và đồng bằng trung hạ lưu sông Trường Giang có đất đai màu mỡ là khu vực sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng cho toàn quốc. Sông ngòi, ao hồ ở Trung Quốc cũng rất nhiều nhưng phân bố không đồng đều. Có tới 1500 con sông với diện tích lưu vực lớn hơn 1000 km2 trong đó con sông Trường Giang là sông lớn nhất Trung Quốc và là sông lớn thứ ba thế giới với tổng độ dài của dòng chủ đạo là 6300km, có hơn 180,7 vạn km2 diện tích lưu vực. Trung Quốc có 24.880 hồ nước, trong đó có 2800 hồ tự nhiên với diện tích hơn 1km2 , có hơn 12 hồ nước có diện tích lớn hơn 1000 km2.

Sông Trường Giang- 1 trong 3 con sông lớn trên thế giới

Sông Trường Giang- 1 trong 3 con sông lớn trên thế giới, điểm du lịch Trung Quốc nổi tiếng

Trung Quốc có khí hậu gió mùa lục địa: gió mùa hạ bắt nguồn từ dòng không khí ẩm nóng của Ấn Độ Dương và khu vực Thái Bình Dương có vĩ độ thấp nên trong không khí chứa nhiều hơi nước; gió mùa đông bắt nguồn từ dòng không khí khô lạnh ở vĩ độ cao hơn, do dó ở Trung Quốc đa số các khu vực mưa chủ yếu tập trung vào mùa hạ, trong khi nhiều nơi vào mùa đông trở nên khô và lạnh. Nhưng với địa hình đa dạng nên khí hậu cũng có sự phân bố theo vùng. Miền Bắc có khí hậu với mùa đông khắc nghiệt kiểu Bắc cực. Miền trung có khí hậu ôn đới hơn. Miền Nam chủ yếu là khí hậu tiểu nhiệt đới.

Đặc điểm dân cư
Theo thống kê dân số tháng 7 năm 2007, Trung Quốc đạt 1.321.851.888 người, dẫn đầu trong bảng danh sách những nước đông dân nhất thế giới. Trung Quốc là địa bàn sinh sống của 56 dân tộc như Hán, Choang, Mãn, Hồi, Tạng, Mông Cổ,…, trong đó người Hán chiếm đa số, tới 91,9% dân số cả nước và là dân tộc chính sinh sống trên một nửa diện tích Trung Quốc. Các vùng có mật độ dân cư đông nhất là đồng bằng sông Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và vùng Đông Bắc. Vùng miền núi phía Tây gồm Tây Tạng, Tân Cương dân cư thưa thớt.

Người dân Trung Quốc

Người dân Trung Quốc

Có bảy phương ngữ chính và rất nhiều phương ngữ phụ được sử dụng trong cộng đồng người Trung Quốc. Ngôn ngữ tiêu chuẩn chính thức của Trung Quốc còn được gọi là tiếng Quan Thoại hay Phổ thông được sử dụng rộng rãi trong 70% dân số, với âm chuẩn là tiếng Bắc Kinh, ngoại trừ Macao và Hồng Kông nói tiếng Quảng Đông. Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi ở Hồng Kông và tiếng Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Khoảng hai phần ba tộc người Hán là người nói tiếng bản địa Quan thoại, cư dân lưu trú ở vùng tây nam và đông nam Trung Quốc nói một trong sáu phương ngữ chính. Những ngôn ngữ không phải tiếng Trung quốc được sử dụng rộng rãi ở các tộc người thiểu số vùng xa xôi như Mông cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ,… và nhóm ngôn ngữ Thổ ở Xinjiang và Hàn Quốc ở miền đông bắc.

Kinh tế
Nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Từ khi tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường (cuối năm 1978) đến nay nền kinh tế Trung Quốc đã đạt dược nhiều thành tựu to lớn nhờ tập trung vào ngoại thương như một động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế với các khía cạnh: mở rộng thị trường ở Trung Quốc đối với xuất khẩu, gia tăng xuất khẩu sang thị trường các nước, mở rộng đầu tư ở Trung Quốc và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cũng giảm và chuyển dịch sang các nghành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng

Kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng

Trung Quốc hiện dứng thứ ba thế giới về xuất nhập khẩu và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2007 đạt 3.249 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người 2.458 USD/ người với tốc độ tăng trưởng 11,4%.

Các sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc là hàng may mặc, linh kiện điện tử, máy móc, dụng cụ ytế và hàng nội thất… Trung Quốc là nhà sản xuất nông sản lớn nhất thế giới với gạo, lúa mì, khoai tây, ngô, đậu tương, chè, …

Trung Quốc hiện đứng thứ ba thế giới về xuất nhập khẩu và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2006 đã vươn lên xếp thứ tư trên thế giới, bình quân đầu người đạt 2000 USD.

Trung Quốc đứng thứ hạng cao trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Trung Quốc đứng thứ hạng cao trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Văn hoá
Tại Trung Quốc, đa phần dân chúng là vô thần, số còn lại theo những tôn giáo khác nhau như Lão giáo, Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, Hồi giáo và Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc (là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác) thu hút các tín đồ tới du lịch Trung Quốc như Ấn Độ.

Nghệ thuật Trung Quốc rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật như: múa dân gian truyền thống, âm nhạc dân gian với nhiều loại nhạc cụ dân tộc (đàn tam thập lục, sáo, nhị, đàn tì bà, đàn nguyệt, trống…). Đặc biệt Trung Hoa nổi tiếng với nền kinh kịch cổ truyền mang đầy đủ các nét nghệ thuật cả hát, múa, biểu diễn, sân khấu và nội dung mang kịch tính. Ngoài ra còn có nghệ thuật múa rối nước rất phát triển. Thư pháp cũng là loại hình nghệ thuật chính tại Trung Quốc, được nhiều người xem là trên cả hội hoạ và âm nhạc.

Đàn Tam Thập Lục

Đàn Tam Thập Lục

Trang phục truyền thống của người Trung Quốc là xường xám – một loại trang phục điển hình và mẫu mực trong thiết kế giao thoa văn hoá trang phục Trung Quốc – Phương Tây. Đó là kiểu áo dài cổ cao tròn, ống tay hẹp, bốn mặt vạt áo đều xẻ, có khuy chặn, thường được may bằng chất liệu bông hoặc tơ lụa. Qua thời gian trang phục này đã dược cách tân về kiểu dáng, màu sắc và hoa văn trở nên vừa hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp kín đáo, nhã nhặn của người Á Đông.

Trang phục truyền thống của đất nước Trung Hoa

Trang phục truyền thống của đất nước Trung Hoa

Trung Quốc nổi tiếng là một nước có nền văn hoá ẩm thực phong phú đặc sắc và ngon miệng. Người Trung Quốc rất cầu kỳ và coi trọng việc ăn uống; chính vì vậy họ thường chăm chút rất kỹ cho món ăn cả về hình thức, hương vị lẫn tên gọi của món ăn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người đã không ngừng tìm tòi phát triển để món ăn ngày càng ngon càng hấp dẫn hơn. Trên mỗi vùng của đất nước rộng lớn này lại có một nền văn hoá ẩm thực riêng mang hương vị đặc trưng riêng của từng vùng. Nổi tiếng nhất là những món ăn của Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Tân Cương, Thiểm Tây… Tuy món ăn đa dạng nhưng nhìn chung món ăn Trung Quốc đều bao gồm năm vị đó là cay, chua, mặn, ngọt, đắng.

Trung Quốc có lịch sử lâu đời, phong phú và sâu sắc. Qua bao thế hệ những phong tục, tập quán lễ tết vẫn luôn dược tôn trọng và giữ gìn. Trung Quốc có rất nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội đèn lồng, lễ hội hoa đăng của Người Hán, Tết Mã Tổ của người vùng ven biển, Tết Trung Hoà, Tết Xuân Long, Tết Hoa Triều, Tết Hàn Thực, Tết Thanh Minh Tết cổ truyền,…

Cảnh quan du lịch
Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, núi sông tráng lệ, danh thắng, tài nguyên du lịch vô cùng phong phú nên đất nước này có hoạt động du lịch ra đời và phát triển khá sớm. Những thánh địa nổi tiếng của Phật giáo như Nga Mi Sơn, Ngũ Đài Sơn, Cửu Hoa Sơn và Phổ Đài Sơn với cảnh sắc tráng lệ, dãy Himalaya, đỉnh Băng Sơn Tuyết Phong cao nổi tiếng thế giới sẽ là những điểm đến hấp dẫn với những du khách ưa thích khám phá và chinh phục. Những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hoá Phương Đông như Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Vạn Lý Trường Thành, Thành cổ Lệ Giang, di chỉ người vượn Bắc Kinh, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng… luôn là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Nếu du khách thích cảm giác trở về với thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian yên tĩnh có thể đến thăm các khu thắng cảnh Hoàng Long với những cảnh đẹp kỳ thú và lạ mắt hay Vũ Lăng Nguyên với công viên rừng quốc gia Trang Gia giới- khu bảo tồn nhiều động thực vật quý hiếm.

Thánh địa Nga Mi Sơn

Thánh địa Nga Mi Sơn

Thánh địa Ngũ Đài Sơn

Thánh địa Ngũ Đài Sơn

Thánh địa Cửu Hoa Sơn

Thánh địa Cửu Hoa Sơn

Đến với Trung Quốc du khách không chỉ đến với những thắng cảnh độc đáo có một không hai mà còn có cơ hội thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của người Trung Hoa với những món ăn nổi tiếng mà vua chúa ngày trước thường dùng như: vịt quay Tứ Xuyên, lẩu thập cẩm, đặc sản cá chép Sủi Zhù…

Đặc sản Vịt Quay Tứ Xuyên Trung Quốc

Đặc sản Vịt Quay Tứ Xuyên Trung Quốc

Thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian, hay tham dự và tìm hiểu những phong tục, lễ hội truyền thống đặc sắc khi du lịch Trung Quốc. Một đất nước có nền văn minh cổ đại lâu đời, có khí hậu đa dạng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã ưu đãi cho Trung Quốc trở thành điểm du lịch hấp dẫn và phong phú trong cả bốn mùa.

Đọc thêm chi tiết du lịch Hàn Quốc!

Leave a Reply