Giới Thiệu Về Đất Nước Thái Lan

Vị trí địa lý

Vương quốc Thái Lan là một quốc gia Phật giáo thuộc khu vực Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trải dài 1620km từ Bắc đến Nam và 775km từ Đông sang Tây. Thái Lan có biên giới phía Bắc tiếp giáp với LàoMyanmar, phía Đông giáp với Campuchia và Vịnh Thái Lan, phía Tây giáp với Myanmar và Ấn Độ Dương và phía Nam giáp với Malayxia. Trước đây, Thái Lan còn được gọi là Xiêm, đó là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949. Từ “Thái” trong tiếng Thái có nghĩa là “tự do”, Thái cũng là tên của người Thái – là sắc dân trong đó có khá nhiều người hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc vẫn lấy tên là Xiêm. Với diện tích 514.000 km2, Thái Lan đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonesia và Myanmar) và đứng thứ 49 trên thế giới. Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất là Doi Inthanon (2576m). Phía Đông Bắc là cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía Đông là sông Mêkông. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng dồng bằng sông Chao Phraya đổ ra Vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Sông Chao Phraya chảy qua thủ đô Bangkok của Thái Lan

Sông Chao Phraya chảy qua thủ đô Bangkok của Thái Lan

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa nhiều. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9. Từ tháng 10 đến tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Còn eo đất phía Nam luôn luôn nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 25-28°C. Thái Lan là nước có nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hể, voi và bò tót khổng lồ. Hiện nay có rất nhiều loài đang đứng trước hiểm hoạ diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Đặc điểm dân cư
Tính đến năm 2005, Thái Lan có số dân khoảng 65 444.371 người (dứng thứ 19 trên thế giới) với mật độ dân số là 127 người/km2 (đứng thứ 59 trên thế giới). Thái Lan là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau trong đó người Thái chiếm đa số , tiếp đó là người Hoa, người Mã Lai, người Môn, người Khơmer và nhiều dân tộc thiểu số khác. Sau chiến tranh Việt Nam, đã có một số người Việt Nam di cư sang Thái Lan và sống tập trung ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Tiếng Thái là tiếng mẹ đẻ của người Thái. Tuy nhiên, tiếng Anh cũng được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là ỏ Bangkok, Chiang Mai, Pattaya và Phuket. Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái, trong đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có tới 95% dân số theo Phật giáo Tiểu thừa, tiếp đó là Hồi giáo với 4,6%. Những người theo Hồi giáo cư trú chủ yếu ở một số tỉnh, thành phía Nam Chumphon, họ thường sống thành cộng đồng chung và tách biệt với các cộng đồng tôn giáo khác. Ngoài ra, còn có một nhóm người theo Ấn Độ giáo dòng Sikhs hoặc các dòng khác, có thế lực, sống tại các thành phố.

Kinh tế và văn hoá

Về kinh tế: Thái Lan có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp truyền thống. Từ năm 1970, Thái Lan thực hiện chính sách “hướng xuất khẩu” sang các thị trường Asean, Mỹ, Nhật, châu Âu; do đó ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp đã giảm dần. Trong giai đoạn từ 1985-1995 Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới với tốc độ tăng trưởng trung bình 9%/năm. Năm 1997 Thái Lan đã lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng, đã có ảnh hưởng xấu đến cả khu vực Đông Á. Từ năm 1998, kinh tế Thái Lan có dấu hiệu hồi phục và đến nay đã có bước phát triển hết sức mạnh mẽ. Thái Lan đã trở thành nước xuất siêu với các sản phẩm chính là gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị diện. Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện diện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó cũng có sự đóng góp đáng kể từ du lịch.

Về văn hoá: Văn hoá Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật – tôn giáo chính thức của đất nước này và nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hoá ứng xử, người dân Thái thể hiện rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Trang phục truyền thống của người Thái không may bó sát người mà chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại quần áo đa dạng. Người Thái rất yêu âm nhạc và có một nền âm nhạc hết sức độc đáo và đặc sắc. Khó có thể diễn tả nổi nhịp điệu và những giai điệu du dương do các nhạc cụ Thái Lan tạo thành. Đó có thể là những giai diệu độc đáo trữ tình hay đầy phấn khích cuốn hút người nghe. Thêm vào đó là sự khéo léo của các nghệ nhân Thái đã góp phần tạo nên những âm thanh quyến rũ làm mê hoặc lòng người.

Những cô gái Thái Lan trong trang phục và điệu múa truyền thống của đất nước mình

Những cô gái Thái Lan trong trang phục và điệu múa truyền thống của đất nước mình

Nói đến Thái Lan là nói đến một vương quốc với những ngôi đền biểu trưng cho nền văn hoá nông nghiệp và Phật giáo, một “Đất nước của những nụ cười” thân thiện. Nhưng sẽ thật thiếu sót khi nói về Thái Lan mà không đề cập đến những món ăn dộc đáo vì có cả vị chua, ngọt mà vẫn giữ dược vị cay và hương thơm đặc trưng của món ăn. Tại Thái Lan, ở mỗi vùng lại có những món ăn độc đáo và hấp dẫn riêng của mình. Là đất nước có chế độ quân chủ nên người dân Thái Lan rất coi trọng ngày sinh của Đức Vua và Hoàng Hậu. Đó là những ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh dó, các lễ hội có liên quan đến đức Phật cũng được tổ chức hết sức trọng thể, trong một năm, ở Thái Lan có rất nhiều lễ hội liên quan đến tôn giáo này. Ngoài ra, nước là một trong những yếu tố rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người Thái Lan Thái Lan là một trong những nước ở Đông Nam Á có những biểu hiện hết sức sinh động về các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ nước.

Cảnh quan du lịch

Đến Thái Lan, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mọi thứ, từ thành phố Bangkok nhộn nhịp đến những bãi biển tuyệt đẹp ở Phuket, một hòn đảo xinh đẹp nằm ở phía Nam Thái Lan, hay Pattaya – địa danh du lịch nổi tiếng và quen thuộc đối với du khách. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng đảo san hô Coral, ngụp lặn với biển cả hay tham gia các trò chơi trên biển như dù bay lặn biển… Cách Pattaya khoảng 15km có làng văn hoá dân tộc Nong Nooch, đẹp như vườn địa đàng. Đến đây, du khách được thưởng thức chương trình ca múa nhạc dân tộc Thái và những màn trình diễn rất ấn tượng của các chú voi. ở đây ngày nào cũng nườm nượp du khách. Nếu thích thăm thú động vật, vườn thú hoang dã Safari World, Công viên biển Marine Park sẽ thoả mãn sự mong đợi của bạn. Vườn thú hoang dã Safari là vườn thú mở tự nhiên lớn nhất châu Á, trong đó có tiết mục xiếc cá voi rất dược du khách rất yêu thích. Ngoài ra, bạn có cũng có cơ hội đến thăm và chiêm ngưỡng những địa chỉ hấp dẫn ở Bangkok như Trại Rắn, Hoàng Cung, Chùa Phật Ngọc – những địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ đối với ai đặt chân lên đất Thái.

Làng văn hóa dân tộc Nong Nooch, Thái Lan

Làng văn hóa dân tộc Nong Nooch, Thái Lan

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến thăm đảo Koh Samui. Đây là hòn đảo nằm trên Vịnh Thái Lan, nổi tiếng về vẻ dẹp tự nhiên, hoang sơ. Đến đây, du khách có dịp được ngâm mình trong dòng nước trong xanh, ấm áp hoặc vui đùa trên bờ cát trắng mịn, êm ái. Ngoài ra, đảo còn có rất nhiều điểm tham quan và vui chơi giải trí như công viên Hải dương quốc gia Ang Thong với các loài sinh vật biển quý hiếm, khu Talay Nai khám phá cuộc sống trong lòng đại dương… Do Thái Lan là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt nên thời điểm lý tưởng nhất để đến tham quan Thái Lan là từ tháng 11 đến tháng 2 vì trong suốt những tháng này hầu như không có mưa và thời tiết không quá nóng. Đây cũng là thời điểm hay diễn ra các hoạt động lễ hội đặc sắc. Bạn sẽ được hoà mình trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của lễ té nước Songkran nếu như bạn đi du lịch Thái Lan vào tháng 4. Đó là lễ hội đón chào năm mới – một lễ hội lớn nhất trong năm của người Thái được diễn ra vào ngày 13-15/4 hàng năm. Xem thông tin thêm về du lịch Thái Lan tại đây.

Leave a Reply