Những Danh Thắng Nổi Tiếng Nhật Bản

Đền chùa Nikko
Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Đây là tên gọi được bắt đầu từ năm 1999, khi quần thể này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Dân địa phương thường gọi quần thể này là “hai đền một chùa” vì quần thể này gồm hai ngôi đền là Nikko Toshogu, Nikko Futarasan và ngôi chùa Rinno. Toàn bộ di sản này bao gồm 103 hạng mục, trong đó có 9 hạng mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng tài sản quốc gia văn hoá trọng yếu của Nhật Bản.

Quần thể đền chùa Nikko

Quần thể đền chùa Nikko

Đền Nikko Toshogu
Trong hệ thống đền Toshogu thì Toshogu ở Nikko là đền chính, và để phân biệt với các Toshogu khác, nó được gọi là Nikko Toshogu. Ngôi đền được Tokugawa Hiditaka, con trai của Ieyasu xây vào năm 1617, sau đó Tokugawa Iemitsu mở rộng thêm.
Năm kiến trúc của Nikko Toshugu được Nhật Bản xếp vào hàng quốc bảo và ba kiến trúc khác là tài sản văn hoá trọng yếu. Hai thanh kiếm trong đền cũng là quốc bảo và hàng loạt các thứ khác là tài sản văn hoá trọng yếu của Nhật.

Đền Nikko Toshogu ở Nhật Bản

Đền Nikko Toshogu ở Nhật Bản

Một trong những lý do để đền Nikko Toshogu được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới là nhờ những nét chạm trổ tinh vi đến tuyệt đỉnh của sự tinh tế và hài hoà, không thể chê vào đâu được trên từng thớ gỗ của ngôi đền. Đứng trước công trình hoàn hảo này, tất cả giới thợ nề, thợ mộc và ngay cả những nhà thiết kế nội thất tài ba, những nhà điêu khắc bậc thầy cũng chỉ còn biết trầm trồ khen ngợi và thán phục về tài năng của những người thợ đã sáng tạo ra nó.
Bức chạm khắc hình ba chú khỉ trên tường ngôi đền là một hạng mục nổi tiếng của đền Nikko Toshogu. Một chú bịt tai, một chú che mắt còn một chú bịt miệng với hàm ý “không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu, không nói điều xấu”. Giới trẻ hiện nay rất thích chụp ảnh với ba chú khỉ này.

Đền Nikko Futarasan
Ngôi đền này được xây dựng vào năm 767. Trong đền có hai thanh kiếm dược coi là quốc bảo và nhiều kiến trúc vật thể khác là tài sản văn hoá trọng yếu của Nhật Bản. Trong địa phận của đền Nikko Futarasan còn có cây cầu Thần bắc qua sông Daiya, khung cảnh ở đó tuyệt đẹp và thơ mộng.

Đền Nikko Putarasan

Đền Nikko Putarasan

Chùa Rinno
Nổi tiếng nhất trong quần thể đền chùa này là chùa Rinno được xây trên núi Nikko. Chùa Rinno là một tu viện của phái Phật giáo Thiên thai tông. Tu viện được xây từ thế kỷ thứ 8 trong thời kỳ Nara và sau đó đã được mở rộng thêm. Nó là một quần thể chùa trên núi Nikko. Vùng núi Nikko chính là nơi Thần, Phật và Núi hoà làm một. Sang thời kỳ Minh Trị, đạo Shinto (thờ Thần) được tôn làm quốc đạo thì một số kiến trúc trên núi Nikko mới được chính quyền xếp vào phạm vi của chùa Rinno, đồng thời vào năm 1881 chính quyền cho xây dựng Tam Phật Đường làm trụ sở chính của chùa.
Sau khi vào vãn cảnh chùa hay cầu khấn điều gì đó, du khách có thể tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và tận hưởng không khí trong lành. Ngồi trên những chiếc ghế đá và ngắm thác Kegon thì không có gì tuyệt vời bằng.

Chùa Rinno, Nhật Bản

Chùa Rinno, Nhật Bản

Núi Phú Sĩ
Nhiều người biết đến Nhật Bản với loài hoa anh đào nổi tiếng thế giới. Cũng có người biết đến đất nước này bởi cái tên “Đất nước mặt trời mọc”. Và dường như ai cũng biết tới núi phú Sĩ như một biểu tượng thiêng liêng mang linh hồn văn hoá của dân tộc Nhật.
Núi Phú Sĩ thuộc tịnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy lOOkm về phía Tây Nam. Phú Sĩ là ngọn núi lửa cao nhất ở Nhật Bản với hình chóp nón trông rất hùng vĩ. Núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 8 cho đến năm 1707 là lần phun trào cuối cùng của nó cho đến nay. Mặc dù đến nay đã gần 300 năm nó không hoạt động nhưng các nhà khoa học vẫn xếp nó vào diện núi lửa vẫn đang hoạt động. Trong thời kỳ nó phun trào, tro bụi, dung nham tung lên hàng trăm km, che phủ cả Tokyo, đồng thời tạo cho ngọn núi này cái đỉnh chóp tuyệt vời như ngày nay. Diện tích của núi khoảng 90,76km. Lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m.

Quang cảnh Núi Phú Sĩ Nhật Bản vào mùa xuân

Quang cảnh Núi Phú Sĩ Nhật Bản vào mùa xuân

Hiện nay, khí hậu quanh núi rất ổn định, 5 cái hồ lớn ở đây lại càng làm cho cảnh quan ngoạn mục hơn. Mỗi năm, núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng. Từ ngày 1 tháng 7 người ta làm lễ mở cửa núi, đến ngày 31 tháng 8 chính thức kết thúc mọi hoạt động. Đây là thời gian có khí hậu lý tưởng nhất ở núi Phú Sĩ. Trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5 – 60°C. Mặc dù thời gian mở cửa không nhiều nhưng hàng năm vẫn thu hút khoảng 25 triệu du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, du lịch ở đây.
Với người dân Nhật Bản, Phú Sĩ đã trở thành “ngọn núi thiêng”, “ngọn núi thần” che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng làm được một lần trong đời. Lên đỉnh có 5 đường chính. Trong khi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở song bước chân tìm về nguồn cội vẫn không lúc nào ngơi nghỉ. Người Nhật Bản thường nói trong niềm tự hào, phấn khởi rằng: “Nhật Bản không có núi Phú Sĩ, tựa như nước Mỹ không có Nữ Thần Tự Do”.

Thủ đô Tokyo
Tokyo là thủ đô khổng lồ hàng đầu trên thế giới. Đây cũn là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh của Nhật Bản, sự kết hợp hài hoà đến tuyệt vời của một đất nước trẻ trung, năng động, hiện đại với những kiến trúc cổ truyền thống hết sức cổ kính và tráng lệ.

Toàn cảnh thủ đô Tokyo lúc xế chiều

Toàn cảnh thủ đô Tokyo lúc xế chiều

Các khu mua sắm sầm uất và nhộn nhịp nhất Tokyo như khu Ginza, Nakamise là nơi thu hút bước chân du khách. Hoàng cung, tháp Tokyo, đền Sensoji – ngôi đền cổ nhất Tokyo cũng là các địa điểm biểu trưng của Tokyo mà du khách không nên bỏ qua. Khu giải trí Disney Land với nhiều trò chơi hấp dẫn du khách vào thế giới cổ tích, phiêu vào những ngôi nhà ma để trải nghiệm cảm giác ghê rợn cũng là một địa điểm quyến rũ nhiều khách trẻ tuổi và thiếu nhi. Đặc biệt, vào mùa xuân, du khách đến Tokyo rất đông để thưởng ngoạn hoa anh dào nở trong các công viên Hamarikyu và Ueno…

Cung điện của Nhật Hoàng ở Tokyo
Cung điện của Nhật Hoàng nằm ở trung tâm Tokyo, trên khu vực Cung điện Edo được xây dựng từ thời Edo (1603 – 1868), đây là thời kỳ Chính phủ do các tướng lĩnh quân đội lập nên. Cung điện này là một khu vực lịch sử của Nhật Bản. Tuy nhiên, khách thập phương đều có thể thăm khu vườn ngoài trời của cung điện, khu vườn phía Đông và công viên Kitanomaru. Hiện nay, những công viên này là nơi nghỉ mát, giải trí của người dân và khách đến thăm Tokyo.

Cung điện của Nhật Hoàng ở Tokyo

Cung điện của Nhật Hoàng ở Tokyo

Qua các thời trị vì của các Tướng quân, cho đến năm 1710, toà lâu đài được xây thêm hai lớp hào nước bao quanh, với diện tích dài khoảng 5km tính từ hướng Đông sang Tây, và 3,9km tính từ hướng Nam sang hướng Bắc. Đến nay, những lớp hào nước và các bức tường đá vẫn được giữ nguyên, nhưng một số cổng và chùa nhỏ bên trong lâu đài đã được phục chế lại.
Khu vườn phía Đông là nơi dành cho các văn phòng Trung ương và nơi ở của Tướng quân thời đó. Ngôi vườn ngoài ‘trời ở phía Đông Nam cung điện rất rộng và hướng về phía cung điện. Du khách có thể đến ngôi chùa nhỏ Pushimi khi đi qua một cây cầu đá có hai vòm.

Edo Tokyo
Viện bảo tàng Edo Tokyo là khu nhà mang kiến trúc kiểu một con tàu vũ trụ chứa đựng trong đó đầy đủ lịch sử Tokyo qua các thời kỳ. ớ đây, bạn sẽ được nghe kể truyền thuyết về người anh hùng nổi loạn Taira (vào năm 940 SCN) hoặc đến thẳng vườn Hoàng gia gần đó để tha hồ thả mình trong thiên nhiên thơ mộng. Vườn Nhật mang nhiều ảnh hưởng của kiểu vườn Trưng Quốc. Khu vườn Hoàng gia là một trong 20 khu vườn lớn và đẹp của xứ Phù Tang, Ở đây có ngôi nhà ở của đương kim Nhật Hoàng Akohito. Vườn Hoàng gia còn lôi cuốn du khách bởi thành cao, hào sâu và những huyền thoại bí ẩn trong việc bảo vệ, canh phòng.

Viện bảo tàng Edo Tokyo, Nhật Bản

Viện bảo tàng Edo Tokyo, Nhật Bản

Tháp Tokyo
Toà tháp này được xây dựng vào năm 1958, cao 333m. Với chiều cao này, tháp Tokyo cao hơn tháp Eifel ở Paris (cao 320m) và là tháp bằng thép tự đỡ cao nhất thế giới. Đây là nơi tuyệt vời để chiêm ngưỡng toàn cảnh thủ đô của đất nước hoa anh đào. Tháp có hai khu, một khu cao 150m và một khu cao 250m. Tháp Tokyo lúc nào cũng nườm nượp khách du lịch. Vào ban ngày, từ tháp Tokyo có thể nhìn rõ những toà nhà và các khu cây xanh của Tkyo và núi Phú Sĩ. Khi hoàng hôn xuống cùng ánh đèn điện lung linh, khung cảnh càng trở nên tuyệt vời hơn.

Tháp Tokyo

Tháp Tokyo

Toà tháp có tất cả 176 dàn đèn chiếu sáng theo kiểu hắt từ dưới lên. Đặc biệt, trong hành trình trở xuống sau khi ngắm cảnh từ độ cao 150m hay 250m, ở tầng 3 bạn có thể thăm khu trưng bày tượng sáp các danh nhân, các ngôi sao nghệ thuật danh tiếng với kích cỡ bằng người thật.

Ngôi đền Chion-In
Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1234 SCN nhằm để ca ngợi người sáng lập ra đạo Phật, một thầy tu có tên là Honen, người đã nhịn đói mà chết trong hoàn cảnh khó khăn. Tổng thể ngôi đền có 21 toà nhà, tuy nhiên do động 4ất và hoả hoạn đã bị thiêu huỷ một số, toà nhà tồn tại lâu đời nhất được xây dựng từ thế kỷ 17.
Khách tham quan ngôi đền Chion-in cần phải đi qua chiếc cổng lớn nhất ở Nhật đó là chiếc cổng Sanmon có hai tâng. Chiếc chuông của ngôi dền này cũng là một kỷ lục: nặng 74 tấn và cần đến 17 vị hoà thượng rung chuông trong lễ đón mừng năm mới.

Đền Chion-In, Kyoto, Nhật Bản

Đền Chion-In, Kyoto, Nhật Bản

Một đặc điểm thú vị khác của ngôi đền Chion-in chính là chiếc sàn nhà “biết hát” của căn phòng lớn. Được người ta gọi với cái tên sàn nhà uguisu-bari hay sàn nhà chim sơn ca, tấm ván bằng gỗ được thiết kế để tạo nên tiếng kêu cọt kẹt cho mỗi bước đi nhằm báo hiệu cho các vị hoà thượng nhận ra những người đột nhập.

Bạn đang quan tâm tới thông tin du lịch Nhật Bản?

Leave a Reply