Hành Trình Khám Phá Khu lăng mộ Goguryeo

Theo Samguk Sagi- Bộ sử ba nước (bộ sử cổ đại ký đầu tiên của Hàn Quốc), có một vị hoàng tử con quốc vương Dongbuyeo, tên là Jumong di cư về vùng Jobon Buyeo – trung lưu vực sông Amnok và nằm về biên giới Đông Bắc Trung quốc. Tại đây ông liên minh với năm thủ lĩnh bộ tộc khác và thành lập nên quốc gia Goguryo vào năm 37 TCN (vào năm 427, kinh đô chuyển về Bình Nhưỡng). Jumong được bầu làm vua và trở thành người sáng lập huyền thoại quốc gia Koguryo cổ (Jai hùng mạnh trong lịch sử. Ông được tôn sùng bởi tài thao lược và tài bắn cung ngắn với danh hiệu “sát cung nhân”.

Jumong được tôn sùng bởi tài thao lược và tài bắn cung ngắn với danh hiệu “sát cung nhân”.

Jumong được tôn sùng bởi tài thao lược và tài bắn cung ngắn với danh hiệu “sát cung nhân”.

Để lập lên được một vương quốc hùng mạnh và để lại những thành tựu rực rỡ cho đến ngày nay, từ khi ông rời Buyeo để đến Goguryeo lập quốc, ông đã trải qua biết bao gian lao khó nhọc. Để rồi dần dần ông đã xây dựng được một đế chế hùng mạnh ở khu vực Đông Á, lãnh thổ đã không ngừng được mở rộng. Bên cạnh đó, qua các triều đại của vương quốc Gogureo đã kế tiếp nhau xây dựng lên một khu lăng mộ vô cùng hoành tráng với trình độ nghệ thuật cực kỳ sắc sảo, đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị.

Nhiều di sản văn hoá của thời kỳ Goguryeo đã được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới, như các bức tranh khắc tường mộ, các pháo đài và tường thành 1500 năm tuổi vẫn còn đứng hùng vĩ, cũng như các tượng đài đá nguyên khối quá khổ.

Khu lăng mộ vẫn đứng vững trước thời gian.

Khu lăng mộ vẫn đứng vững trước thời gian.

Do có nguồn cung cấp đá to vô cùng phong phú nên vương quốc này đã xây dựng các bức tường thành khổng lồ tại các điểm phòng thủ chiến lược quan trọng và trên các nẻo đường. Những pháo đài còn được giữ lại cho thấy một kỹ nghệ kiến trúc tuyệt vời nhất. Để đảm bảo những cấu trúc bảo vệ này không bị sụp đổ dễ dàng, người ta bố trí các tảng đá cứng và to nằm dưới và những tảng đá nhỏ hơn ở bên trên. Các góc của bức tường cũng được sắp đặt cẩn thận nhằm đảm bảo sự ổn định tối đa. Thay vì phá vỡ các vách núi và đá, họ tận dụng lợi thế tự nhiên như vốn có và khi xây dựng các thành phòng thủ họ đặt các tảng đá theo một cách móc nối. Sự siêu đẳng của kỹ thuật kiến trúc Goguryeo được biết rộng rãi tới các nước láng giềng và ảnh hưởng tới văn hoá của họ.

Các tảng đá cứng và to nằm dưới và những tảng đá nhỏ hơn ở bên trên tạo sự kiên cố chắc chắn.

Các tảng đá cứng và to nằm dưới và những tảng đá nhỏ hơn ở bên trên tạo sự kiên cố chắc chắn.

Nắm bắt được kỹ thuật sử dụng đá, người Goguryeo thường xây dựng những ngôi mộ bằng đá cực lớn. Lăng mộ của vua Jangsu (413 – 419 SCN) là một ví dụ tiêu biểu. Nó dựng lên giống như kim tự tháp, mỗi bên dài 31m và cao 13m, đó là lý do mà người ta gọi nó là “Kim tự tháp của phương Đông”. Có trên 10.000 ngôi mộ bằng đá kiểu này và các kiến trúc khác (các hầm bằng được phủ bằng bùn trên nóc) vẫn còn tồn tại. Tiêu biểu là Tượng dài của vua Gwangaeto dược xây dựng năm 414 SCN có tảng đá nguyên khối hình chữ nhật cao 6,39m và nặng 37 tấn. Tổng số 1775 chữ Trung Quốc được khắc trên bốn mặt của tượng của tượng đài được công nhận rộng rãi về giá trị lịch sử kiến trúc đến ngày nay. Các câu khắc Trung Quốc mô tả “quy tắc trông coi” dành cho người gác mộ. Lịch sử tóm tắt của vương quốc và phả hệ của gia đình hoàng tộc cũng như những chiến công vĩ đại của vua Gwangaeto. Một tượng đài thời Goguryeo-era khác gọi là Jungwon-Goguryeo-bi được khai quật vào năm 1979 ở Chungju, Hàn Quốc. Có khoảng 2000 chữ, nhưng nó đã cung cấp thông tin vô giá về vương quốc đã thống trị các lãnh thổ phía Nam như thế nào.

Các khu lăng mộ tại đây được so sánh như là kim tự tháp của phương Đông.

Các khu lăng mộ tại đây được so sánh như là kim tự tháp của phương Đông.

Về những hình khắc mềm mại và sinh động trên vách tường các ngôi mộ thời Koguryeo tái hiện sinh động chủ nhân của những ngôi mộ cùng những sinh hoạt đời sống thường ngày của ông ta cùng gia quyến, gia nô từ việc trọng đại như thiết triều, lễ rước duyệt binh, chiến đấu, bắn nhau, tấn công pháo đài với các vũ khí chuyên dụng như cung tên, rìu, đao, giáo mác,… đến di săn, dạo chơi trong vườn, xem dấu vật, xem xiếc, dự yến tiệc, ca múa, đạo cụ, kiệu xe… đến việc bếp núc nấu ăn, giếng nước, cối xay lúa, chuồng ngựa, chuồng bò, nhà kho, cửa hàng bán thịt…; Những hoa văn và hình khắc trên vách tường những môi mộ cổ đã mở ra một thế giới quan phong phú của người Hàn Quốc cổ dại. Những vị thần kiến quốc Mặt trời với con quạ đen ba chân và Mặt trăng với con thỏ ngọc ở giữa xuất hiện ở hầu hết các hình khắc trong ngôi mộ cổ. Ngoài sự thể hiện thế giới quan vũ trụ về hình ảnh bầu trời, thiên thế, tứ thần cai trị,… Phật giáo xuất hiện ở đây từ rất sớm và rất hưng thịnh với biểu tượng hoa sen xuất hiện trong nhiều biến thể. Những bích hoạ tráng lệ với sắc màu tươi sáng, kỹ thuật xuất sắc trong phối màu và nét vẽ không chỉ cho chúng ta thấy quan niệm thẩm mỹ cũng như tài năng của nhân loại thời kỳ cổ đại với đời sống tinh thần và vật chất phong phú phát triển mà còn xứng đáng được tôn vinh là những ví dụ tuyệt vời của các tác phẩm nghệ thuật hay nhất thế giới đương đại.

Những hình ảnh mềm mại được vẽ bên trong ngôi mộ.

Những hình ảnh mềm mại được vẽ bên trong ngôi mộ.

Theo giáo sư Lee Ae Ry (Viện nghiên cứu Văn hoá- Nghệ thuật- Du lịch trường Đại học nữ Sukmyung: “Koguryo là một trong ba quốc gia cổ đại (Koguryoe, Baekje, Silla) cấu thành Hàn Quốc cổ đại. Koguryo là một quốc gia có thế lực rất mạnh về vũ lực. Và đặc biệt hơn họ còn là một cường quốc với nền văn hoá nghệ thuật rất phát triển và phong phú. Những hình vẽ trong những ngôi mộ cổ giúp người xem hiểu hơn về văn hoá Đông Bắc Á cũng như sự giao lưu văn hoá của các nước trong vùng Đông Bắc Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…”. Ông Kim Yong Deok- Chủ tịch Quỹ Lịch sử Đông Bắc Á cũng cho biết thêm: Tên Hàn Quốc đã được bắt nguồn từ tên gọi Koguryo này trong quá khứ. Quốc gia Koguryo cổ đại bao gồm vùng phía bắc bán đảo Hàn và một phần cùng Mãn Châu ngày nay. Thông qua những hình khắc trên vách mộ cổ thời Koguryo cho thấy khí sắc và vẻ đẹp của quốc gia cổ đại Koguryo, tinh hoa văn hoá nghệ thuật đỉnh cao thời Koguryo ngày nay được coi là di sản văn hoá của Hàn Quốc và thế giới.

Một bức tranh trong tường của ngôi mộ Cao Câu Ly.

Một bức tranh trong tường của ngôi mộ Cao Câu Ly.

Ngày nay khu lăng mộ Koguryo là một điểm du lịch nổi tiếng thế giới, ở đây có hơn 10.000 lăng mộ thời Koguryo, được coi là nơi yên nghỉ của các bậc vua chúa, nữ hoàng và thành viên của hoàng gia và giới quý tộc. Người ta bắt đầu phát hiện di vật hình khắc thời Koguryo vào những năm 1920 và khai thác nhiều vào những năm 1930. Những bức tranh tường trong lăng trở thành điểm nhấn nổi bật của khu di tích. Công việc khai thác được thực hiện rất cẩn trọng bởi màu sắc và những chất liệu màu sử dụng là những khoáng vật dạng thồ trong đất. Người Koguryo cổ đại đã mài từ đá và đất những khoáng vật có màu sắc dùng bôi lên những bức khắc. Qua gần hai nghìn năm những màu sắc này vẫn được giữ nhưng dễ bị oxi hoá khi lộ thiên hoặc trong điều kiện khí hậu ẩm. Hiện nay vấn đề khai thác và bảo tồn khu di tích này cũng dặt ra cho giới khoa học nhiều thách thức. Người ta cũng đang chuẩn bị kỹ càng hơn những phương tiện kỹ thuật cũng như khoa học để khai thác tiếp những phần còn lại. Ông Kim Yong Deok cho biết “Đến nay khu vực di sản này vẫn tồn tại ở cả bên Đông bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, vì trong quá khứ quốc gia Koguryo kéo dài từ vùng Đông Bắc Trung Quốc và kéo dài đến phía bắc bán đảo triều tiên. Chúng tôi rất mong Trung Quốc và Bắc Triều tiên cùng hợp tác khai thác thì sẽ thể hiện được trọn vẹn hơn nữa những di sản văn hoá này.”

Đọc thêm thông tin du lịch Malaysia tại tây.

Leave a Reply