Khám Phá Những Danh Thắng Thiên Nhiên Nổi Tiếng Của Nước Nga

Hồ Baikal
Trong những di sản thiên nhiên mà tạo hoá ban tặng cho con người phải kể đến hồ Baikal nằm tại Siberia của Nga, ở độ cao 1485m. Đây là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Hồ vốn là một chỗ lõm sâu 7000m và bị một lớp trầm tích lấp trong 25 triệu năm. Trên trầm tích là nước. Chỗ sâu nhất đo được là 1.637m. Hồ Baikal dài 636km, rộng 80km, với dung tích chứa là 23.000km3, được 336 nhánh sông cung cấp, dự trữ tới 20% nước ngọt của Trái Đất.

Hồ Baika là hồ nước ngọt sâu nhất trên thế giới, và điểm sâu nhất tại hồ là 1642m

Hồ Baika là hồ nước ngọt sâu nhất trên thế giới, và điểm sâu nhất tại hồ là 1642m

Nước hồ trong xanh quanh năm nên người ta còn gọi Baikal là “hòn ngọc xanh”. Nhờ các sườn dốc, bờ và đáy hồ đều được bao phủ bởi lớp đất đá tinh thể cùng nhiều loài sinh vật nổi tồn tại, có tác dụng quét sạch mặt hồ nên nước ở đây rất tinh khiết. Nước ở độ sâu 400m có thể uống trực tiếp mà không cần qua xử lý. Baikal còn khiến người ta ngạc nhiên bởi sự phong phú đặc biệt của hệ động, thực vật nơi dây. Trong số 2630 loài động thực vật ở Baikal có đến 60% loài không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất như loài Hải cẩu Baikal, loài hải cẩu duy nhất sống ở nước ngọt. Đây cũng là nơi cư trú của loài cá hồi. Từ hồ Baikal du khách có thể chinh phục ngọn Barguzin hùng vĩ. Vào mùa đông, du khách có thể trượt tuyết ngay giữa lòng hồ và còn có thú vui đặc biệt khác là câu cá dưới lớp băng và thưởng thức món cá hun khói Omal của người bản địa. Không chỉ là một di sản thiên nhiên, Baikal còn là một di sản văn hóa từ bao đời bởi tính chất thiêng liêng của hồ gắn liền với những truyền thuyết liên quan đến nó. Người ta đã phát hiện trên bờ hồ những di vật khảo cổ học đặc biệt là những bức tranh trên vách đá, những bức tường đá, và những dấu vết của những công trình xây dựng của con người. Với những tài sản thiên nhiên và văn hoá nói trên Baikal xứng đáng được ghi vào Danh sách di sản văn hóa thế giới năm 1978 và được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1996.

Bán đảo Kamchatka
Kamchatka là một bán đảo dài khoảng 1.250 km ở miền Viễn Đông nước Nga, với diện tích khoảng 472.300 km2. Nó nằm giữa Thái Bình Dương (về phía Đông) và biển Okhotsk (về phía Tây). Phần thung lũng trung tâm và sông Kamchatka nằm giữa các dãy núi lửa lớn, chứa khoảng 160 núi lửa, trong số đó có 29 núi vẫn hoạt động. Đây là nơi có những núi lửa cao nhất thế giới và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới. Ở trung tâm của Kamchatka là thung lũng nước khoáng nóng phun trào duy nhất của đại lúc Á- Âu. Kamchatka cũng là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật hoang dã như gấu nâu, cừu tuyết, chồn zibelin, chồn gulô, đại bàng vàng và đại bàng gộc. Bán đảo này cũng là nơi sinh đẻ của đại bàng biển Stellar, loài đại bàng lớn nhất thế giới. Đặc biệt loài cá voi xanh sống nhiều ở vùng biển ven bờ.

Bán đảo Kamchatka, Nga

Bán đảo Kamchatka, Nga

Miền trung Sikhote-Alin.
Sikhote-Alin là một dãy núi tại các krai Primorsky và Khabarovsk, Liên Bang Nga, kéo dài khoảng 1.200km về phía đông bắc của hải cảng trên bờ Thái Bình Dương thuộc Nga. Khu vực miền núi này là được tạo ra do các nếp uốn thời kỳ Đại Trung sinh trong Vành nếp uốn Thái Bình Dương ở Viễn Đông Nga, là đường phân thuỷ lưu vực sông Amur biển Nhật Bản và vịnh Tatar. Cấu tạo địa hình của khu vực là các lớp trầm tích sa thạch-phiến thạch với nhiều đứt gãy, là điều kiện để tồn tại các mỏ vàng, thiếc và kim loại khác.

Miền trung Sikhote-Alin

Miền trung Sikhote-Alin

Sikhote có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú. ở phía nam và phần trung tâm của khu vực miền núi này tới độ cao khoảng 500m là các cánh rừng lá kim-lá bản rộng với sự chiếm ưu thế của các loài thực vật Mãn Châu, ở phần phía bắc là các rừng lá kim với vân sam và linh sam. Động vật nơi đây đặc trưng cho rừng taiga miền Bắc như tuần lộc, gấu nâu cùng sinh sống với các loài nhiệt đới như hổ Amur, báo Siberi, vịt hoang Trung Quốc, cú ăn cá Blakistion và gấu Himalaya. Năm 2001, UNESCO đã đưa Sikhote-Alin vào danh sách Di sản thế giới.

Dãy núi Altay
Dãy núi Altay, hay dãy núi Altai là một dãy núi ở trung tâm châu Á, nằm trên khu vực biên giới Nga, Trung Quốc, Mông cổ và Kazakhstan, và là thượng nguồn của các con sông lớn như Irtysh, Obi và Enisei.
Tên gọi của dãy núi trong tiếng Thổ Nhĩ Kì là Alytau hay Altay, trong đó Al có nghĩa là “vàng” tau là “núi”; trong tiếng Mông cổ là Altain- ula, tức “dãy núi vàng”. Ớ phía bắc của khu vực này là dãy núi Sailughem hay dãy núi Silyughema, còn gọi là Kolyvan Altai, nó kéo dài từ Đông Bắc tại khu vực toạ độ 49° Bắc và 86° Đông kéo dài về phía các đỉnh cao phía Tây của dãy núi Sayan tại khu vực có toạ dộ 51°60’ Bắc và 89° Đông. Độ cao trung bình là 1.500-1.750m. Tuyết bao phủ từ độ cao 2.000m ở sườn phía bắc và từ độ cao 2.400m ở sườn phía Nam, và phía trên nó là các đỉnh cao gồ ghề cao hơn nữa khoảng 1000m. Rất ít các đường đèo vượt ngang qua dãy núi và rất khó đi, chính yếu nhất là Ulan-daban ở cao độ 3.217m, tại phía Bắc. Ở phía Đông và Đông Nam thì nằm ở sườn dãy núi này là cao nguyên Mông cổ lớn, chuyển tiếp giữa chúng là các cao nguyên nhỏ, như Ukok 2.380 với Pazyryk, Chuya 1.830m, Kendykty 2.500m, Kak 2.520m, Suok 2.590m và Juvlu-kul 2.410m.

Dãy núi Altay, Nga

Dãy núi Altay, Nga

Ở khu vực này có một số hồ lớn như Ubsa-nor 720m trên mực nước biển, Kirghiz-nor, Durga- nor và Kobdo-nor 1.170m, và bị cắt ngang bởi nhiều dãy núi khác, trong đó chủ yếu là dãy núi Tannu- Ola, chạy gần như song song với dãy núi Sayan về phía Đông tới Kosso-gol, và dãy núi Khan-khu, cũng kéo dài theo hướng Đông-Tây.
Các vách núi phía Tây Bắc và phía Bắc của dãy Sailunghem có độ dốc rất lớn. Nơi đây tập trung các đỉnh cao nhất của dãy núi đó là núi đôi Belukha với độ cao 4.506 và 4.440m. Nơi đây tuyết phủ quanh năm và có sông băng quanh sườn của nó.
Tiếp đến là thung lũng Katun bắt dầu như một hẻm núi ở sườn Tây Nam của Belukha; sau dó qua một khúc uốn cong lớn, con sông Katun dài 600km này xuyên qua dãy núi Katun và đi vào một thung lũng rộng hơn, nằm ở cao độ từ 600-1.100m, tại đó nó tiếp tục chảy cho đến khi nó hoà nhập với sông Biya tại khu vực có phong cảnh đẹp. Sông Katun và Biya cùng nhau tạo thành sông Obi.
Thung lũng kế tiếp là Charysh, nó có các dãy núi Korgon, Tigeretsk ở một bên và các dãy núi Talitsk, Bashalatsk ở một bên. Thung lũng này rất màu mỡ. Dãy núi Altai, nhìn từ thung lũng này, tạo thành những phong cảnh đẹp nhất, gồm hồ Kolyvan nhỏ nhưng sâu (360m), được bao quanh các sườn núi granit.
Khu vực tạo thành Di sản thế giớ tự nhiên được UNESCO công nhận chính là vùng có diện tích 16.175km2 bao gồm Altai và khu bảo tồn tự nhiên Katun, hồ Teletskoye, đỉnh Belukha và cao nguyên Ukok. Khu vực này tượng trưng cho chuỗi hoàn hảo nhất của các thảm thực vật vùng cao tại trung tâm Siberia, từ thảo nguyên, thảo Aguyên-rừng, rừng hỗn hợp, thực vật vùng phụ cận núi cao và thực vật vùng núi cao. Nơi đây cũng là khu vực sinh sống vô cùng quan trọng của các động vật có vú được ghi vào danh sách đỏ như báo tuyết và cừu Aga Altai.

Leave a Reply